Xây dựng đoạn đường giao nhau cùng mức giữa đường bộ với đường sắt được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:50 (GMT+7)

Bài viết trình bày quy định về việc xây dựng đoạn đường giao nhau cùng mức giữa đường bộ với đường sắt

1. Căn cứ pháp lý

Điều 50, Chương III, Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 ngày 13/11/2008 quy định xây dựng đoạn đường giao nhau cùng mức giữa đường bộ với đường sắt như sau:

“ Điều 50. Xây dựng đoạn đường giao nhau cùng mức giữa đường bộ với đường sắt

Việc xây dựng đoạn đường giao nhau cùng mức giữa đường bộ với đường sắt phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; có thiết kế bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.”

2. Nội dung quy định về việc xây dựng đoạn đường giao nhau cùng mức giữa đường bộ với đường sắt

- Căn cứ Điều 50, Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về xây dựng đoạn đường giao nhau cùng mức giữa đường bộ với đường sắt:

Nơi đường giao nhau cùng mức (sau đây gọi là nơi đường giao nhau) là nơi hai hay nhiều đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó. Đường ngang là đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, được Bộ Giao thông vận tải cho phép xây dựng và khai thác.

Khi xây dựng mới đường ngang phải đáp ứng yêu cầu sau: Đường ngang phải đặt trên đoạn đường sắt có bình diện là đường thẳng.Trường hợp đặc biệt khó khăn mà phải đặt trên đoạn đường sắt cong, chỉ được đặt trên đoạn đường sắt cong tròn có bán kính tối thiểu 300 mét (m) và phải có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông; đường ngang phải cách cửa hầm, mố cầu đường sắt từ 100 mét (m) trở lên; đường ngang phải nằm ngoài cột tín hiệu vào ga; khoảng cách giữa hai đường ngang ngoài đô thị không được nhỏ hơn 1000 mét (m); khoảng cách giữa hai đường ngang trong đô thị không được nhỏ hơn 500 mét (m). Góc giao cắt giữa đường sắt và đường bộ là góc vuông (90°); trường hợp địa hình khó khăn, góc giao cắt không được nhỏ hơn 45°.

Khi xây dựng mới đường ngang, đoạn đường bộ tại đường ngang phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng theo cấp đường bộ, đồng thời phải bảo đảm các quy định cụ thể sau đây: Bình diện: Đường bộ từ mép ray ngoài cùng trở ra phải thẳng trên một đoạn dài tối thiểu bằng Khoảng cách tầm nhìn hãm xe, trường hợp khó khăn về địa hình cũng không được nhỏ hơn 15 mét (m). Đối với đường ngang có bố trí dải phân cách giữa, Khoảng cách từ mép ray ngoài cùng đến đầu đảo dải phân cách tối thiểu là 6 mét (m). Trắc dọc: Trong lòng đường sắt và từ mép ray ngoài cùng trở ra, đường bộ dốc 0% trên chiều dài tối thiểu 16 mét (m), trường hợp khó khăn không nhỏ hơn 10 mét (m); đoạn đường bộ tiếp theo có độ dốc không quá 3% trên chiều dài tối thiểu 20 mét (m); trường hợp vùng núi và địa hình khó khăn, độ dốc các đoạn này không được quá 6%; đoạn đường bộ đi qua hai đường sắt trở lên, độ dốc dọc của đường bộ được xác định theo cao độ đỉnh ray của hai đường sắt liền kề.Chiều rộng Phần xe chạy của đoạn đường bộ trong phạm vi đường ngang không nhỏ hơn bề rộng Phần xe chạy trên đường bộ phía ngoài và không nhỏ hơn 6 mét (m). Trường hợp phải mở rộng để mặt đường không nhỏ hơn 6 mét (m) thì đoạn tiếp theo vuốt dần về bề rộng Phần xe chạy trên đường bộ ngoài phạm vi đường ngang theo tỉ lệ 10:1.

Bề rộng Phần lề đường tối thiểu phải bảo đảm đủ để lắp đặt biển báo hiệu đường bộ.Trong phạm vi đường ngang phải có đầy đủ hệ thống thoát nước để bảo đảm thoát nước của khu vực. Trên mặt đường bộ trong khu vực đường ngang không có người gác được bố trí gờ giảm tốc, gồ giảm tốc để tăng cường an toàn giao thông. Việc xây dựng gờ giảm tốc, gồ giảm tốc theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Trong trường hợp này, đoạn đường bộ trong lòng đường sắt và từ mép ray ngoài cùng trở ra, đường bộ dốc 0% trên chiều dài tối thiểu 25 mét (m). Đường ngang cấp I, cấp II và đường ngang trong khu dân cư phải có phần đường dành riêng cho người đi bộ trong phạm vi đường ngang.

3. Xử phạt hành vi vi phạm tại đoạn đường giao nhau cùng mức giữa đường bộ với đường sắt

- Căn cứ Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:

Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng; vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường hoặc hướng dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung, hầm khi đi qua đường ngang, cầu chung, hầm.

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn đường ngang, cầu chung; vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.

Bài viết trên đây, Luật Hoàng Anh đã làm rõ quy định trong pháp luật hiện hành về việc xây dựng đoạn đường giao nhau cùng mức giữa đường bộ với đường sắt.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư