2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Điều 29, Chương II, Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 ngày 13/11/2008 quy định về xe kéo xe và xe rơ moóc như sau:
“Điều 29. Xe kéo xe và xe kéo rơ moóc
1. Một xe ô tô chỉ được kéo theo một xe ô tô hoặc xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được và phải bảo đảm các quy định sau đây:
a) Xe được kéo phải có người điều khiển và hệ thống lái của xe đó phải còn hiệu lực;
b) Việc nối xe kéo với xe được kéo phải bảo đảm chắc chắn, an toàn; trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo không còn hiệu lực thì xe kéo nhau phải nối bằng thanh nối cứng;
c) Phía trước của xe kéo và phía sau của xe được kéo phải có biển báo hiệu.
2. Xe kéo rơ moóc phải có tổng trọng lượng lớn hơn tổng trọng lượng của rơ moóc hoặc phải có hệ thống hãm có hiệu lực cho rơ moóc.
3. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Xe kéo rơ moóc, xe kéo sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác;
b) Chở người trên xe được kéo;
c) Kéo theo xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô.”
- Căn cứ Khoản 1, Điều 29, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định về việc xe được phép kéo xe khi xe không chạy được nhưng phải đảm bảo các quy định sau:
+ Một xe chỉ được kéo một xe khác khi xe khác này không tự chạy được, xe được kéo này phải có người điều khiển và hệ thống lái của xe đó phải còn sử dụng được.
+ Một xe chỉ được phép kéo một xe khác khi xe khác này không tự chạy được, việc kéo xe khác đó phải đảm bảo được việc nối xe kéo với xe được kéo chắc chắn, an toàn; trường hợp hệ thống hãm xe của xe được kéo không còn sử dụng được thì xe kéo nhau phải nối bằng thanh nối cứng.
- Căn cứ Khoản 2, Điều 29, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định trong lực của xe kéo rơ moóc lớn hơn rơ moóc, cụ thể là:
+ Xe kéo rơ moóc phải có tổng trọng lượng lớn hơn tổng trọng lượng của rơ moóc hoặc hệ thống hãm phải sử dụng được cho rơ moóc.
+ Rơ moóc được hiểu là thùng xe rời, thường được kéo theo phía sau một số loại xe ô tô tải, dùng để tăng thêm sức chở hàng hoá của xe, hoặc để chở các kiện hàng đặc biệt.
- Căn cứ Khoản 3, Điều 29, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định các hành vi không được thực hiện đối với xe kéo và xe rơ moóc là:
+ Xe kéo rơ moóc, xe kéo sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác
+ Chở người trên xe được kéo
+ Kéo theo xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô
Căn cứ theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với xe rơ moóc, cụ thể là:
+ Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không gắn biển báo hiệu ở phía trước xe kéo, phía sau xe được kéo; điều khiển xe kéo rơ moóc không có biển báo hiệu theo quy định (Căn cứ tại Điểm e, Khoản 1, Điều 5, Nghị định 100/2019) sẽ bị phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng.
+ Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định ( Căn cứ tại Điểm đ, Khoản 5, Điều 5, Nghị định 100/2019).
Bài viết trên đây, Luật Hoàng Anh đã đi làm rõ những quy định của việc xe kéo xe và kéo rơ moóc, các trường hợp không chấp hành quy định sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh