2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Những năm qua, Hàng không dân dụng Việt Nam đã lập nên truyền thống vẻ vang rất đáng tự hào; phát triển từ nhỏ đến lớn, từ thô sơ đến hiện đại, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Ra đời từ lực lượng vũ trang nhân dân, Hàng không dân dụng Việt Nam luôn giữ vững bản chất cách mạng, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân. Hoạt động hàng không dân dụng không chỉ mang tính chất kinh tế đơn thuần mà còn liên quan chặt chẽ đến quốc phòng, an ninh, kinh tế đối ngoại chứ không chỉ mang tính chất kinh tế đơn thuần. Chính vì vậy, Nhà nước đã đưa ra những quy định pháp luật cụ thể nhằm quản lý hoạt động hàng không dân dụng một cách thống nhất và đồng bộ. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về xóa quốc tịch tàu bay.
- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014;
2. Luật số 61/2014/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.
- Nghị định số 68/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2015 của Chính phủ quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2015, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị định số 07/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2015 của Chính phủ quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 3 năm 2019.
Tàu bay bị xóa đăng ký quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
Khoản 1 Điều 14 Luật Hàng không dân dụng năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định như sau:
“1. Bị tuyên bố mất tích theo quy định tại khoản 3 Điều 103 của Luật này;”
Theo quy định thì tàu bay bị coi là mất tích từ ngày có quyết định chấm dứt tìm kiếm. Như vậy, khi có quyết định chấm dứt tìm kiếm thì tàu bay sẽ bị tuyên bố mất tích và bị xóa đăng ký quốc tịch Việt Nam.
Tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác, trừ thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất.
Quốc tịch của tàu bay là tình trạng tàu bay có một quốc tịch, đó là quốc tịch của nước mà tàu bay đó mang phù hiệu. Tàu bay (bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác) cần phải thực hiện thủ tục đăng ký quốc tịch.
Theo đó, nếu tàu bày bị hư hỏng nặng không còn khả năng sửa chữa, phục hồi thì sẽ bị xóa quốc tịch tàu bay.
Khoản 3 Điều 14 Luật Hàng không dân dụng năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định trường hợp bị xóa quốc tịch như sau:
“3. Không còn đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này;”
Điều kiện này gồm:
- Chưa có quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào hoặc đã xóa quốc tịch nước ngoài;
- Có giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu bay;
- Phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc công nhận.
Tàu bay thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam và do tổ chức, cá nhân Việt Nam khai thác phải đăng ký mang quốc tịch Việt Nam, trong trường hợp là cá nhân thì cá nhân phải thường trú tại Việt Nam.
Tàu bay thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài do tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê không có tổ bay, thuê mua được đăng ký mang quốc tịch Việt Nam theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, tàu bay có thể bị xóa quốc tịch theo đề nghị của người đăng ký tàu bay, chủ sở hữu tàu bay, người nhận giao dịch bảo đảm, người cho thuê hoặc người bán tàu bay có điều kiện.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh