2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được hiểu là “việc áp dụng có hệ thống các thủ tục quản lý và thông lệ mang đến cho Hải quan những thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề vận chuyển hàng hoá hoặc lô hàng đặt ra vấn đề rủi ro”. Khi áp dụng quản lý rủi ro như một nguyên lý quản lý thì có thể giúp cho Hải quan không chỉ thực hiện trách nhiệm của mình một cách hiệu quả mà còn giúp cho cơ quan Hải quan tổ chức và triển khai nguồn lực theo hướng cải thiện toàn bộ hoạt động của mình.
Tại Việt Nam, theo các quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn dưới Luật, quản lý rủi ro hải quan được hiểu là “việc áp dụng có hệ thống các quy định pháp luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ để xác định, đánh giá và phân loại các rủi ro có tác động tiêu cực đến hiệu lực, hiệu quả quản lý hải quan, quản lý thuế, làm cơ sở để cơ quan hải quan phân bổ hợp lý nguồn lực, áp dụng hiệu quả các biện pháp quản lý hải quan, quản lý thuế”.
Cụ thể việc áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan như sau:
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 quy định việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan như sau:
+ Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra và các biện pháp nghiệp vụ khác dựa trên việc tổng hợp, xử lý các kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro.
+ Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ vào kết quả tổng hợp, xử lý các kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro tại Khoản 1 Điều này theo tiêu chí do Bộ Tài chính ban hành để quyết định hoặc phân cấp quyết định việc kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra hải quan và các biện pháp nghiệp vụ hải quan khác trên cơ sở phù hợp với nguồn nhân lực, các điều kiện thực tế quản lý hải quan.
Người khai hải quan bao gồm: chủ hàng hóa; chủ phương tiện vận tải; người điều khiển phương tiện vận tải; đại lý làm thủ tục hải quan, người khác được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện thủ tục hải quan.
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 quy định việc đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan như sau:
Việc đánh giá mức độ tuân thủ của người khai hải quan được dựa trên hệ thống các chỉ tiêu, thông tin về:
+ Tần suất vi phạm pháp luật hải quan và pháp luật thuế;
+ Tính chất, mức độ vi phạm pháp luật hải quan và pháp luật thuế;
+ Việc hợp tác với cơ quan hải quan trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và chấp hành các quyết định khác của cơ quan hải quan.
Cơ quan hải quan sẽ tiến hành đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan để áp dụng các biện pháp quản lý hải quan phù hợp theo từng mức độ tuân thủ.
Rủi ro là nguy cơ không tuân thủ pháp luật về hải quan trong việc thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 quy định việc thực hiện phân loại rủi ro như sau:
Việc phân loại mức độ rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được thực hiện dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.
Trong quá trình phân loại mức độ rủi ro, cơ quan hải quan xem xét các yếu tố liên quan, gồm:
+ Chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
+ Tính chất, đặc điểm của hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải;
+ Tần suất, tính chất, mức độ vi phạm liên quan đến hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải;
+ Xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
+ Tuyến đường, phương thức vận chuyển hàng hóa, hành lý;
+ Các yếu tố khác liên quan đến quá trình hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Cơ quan hải quan thực hiện đánh giá phân loại rủi ro đối với người khai hải quan, các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo các mức độ khác nhau để áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan, thanh tra phù hợp.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Hải quan 2014.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh