2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Ở bài viết Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan là gì? (Phần 1) chúng ta đã tìm hiểu hai nguyên tắc đầu tiên. Ở bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu các nguyên tắc còn lại.
Theo Khoản 3 Điều 16 Luật Hải quan 2014 quy định nguyên tắc thứ ba như sau:
“3. Hàng hóa được thông quan, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan.”
Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.
Thông quan là việc hoàn thành các thủ tục hải quan để hàng hóa được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc đặt dưới chế độ quản lý nghiệp vụ hải quan khác.
Như vậy, người khai hải quan sẽ phải thực hiện khai hải quan và công chức hải quan sẽ thực hiện các thủ tục hải quan theo quy định. Khi hoàn thành các thủ tục hải quan đó thì hàng hóa mới được phép thông quan, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh.
Theo Khoản 4 Điều 16 Luật Hải quan 2014 quy định nguyên tắc thứ tư như sau:
“4. Thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo đúng quy định của pháp luật.”
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hàng hoá xuất khẩụ, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phải được làm thủ tục hải quan theo đúng các nguyên tắc của thủ tục hành chính, đó là công khai, nhanh chóng và theo đúng các quy định của pháp luật. Đây là yêu cầu vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo lợi ích cho các tổ chức và cá nhân khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cũng như lợi ích chủ quyền và an ninh của quốc gia.
Thủ tục hải quan rất đa dạng và được chia thành nhiều loại, ttong đó thủ tục thông quan hàng hoá, phương tiện vận tải được thực hiện một cách thường xuyên và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả Quản lý nhà nước về hải quan. Tham gia vào thủ tục thông quan gồm có:
+ Người khai hải quan: Người khai hải quan bao gồm chủ hàng hoá, chủ phương tiện vận tải hoặc người được chủ hàng hõá, chủ phương tiện vận tải uỷ quyền. Tham gia vào thủ tục thông quan, người khai hải quan có đầy đủ các quyền.
+ Tiến hành kiểm tra hải quan: Người khai hải quan có trách nhiệm đưa hàng hoá, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải. Công chức hải quan sẽ tiến hành việc kiểm tra hồ sơ hải quan cũng như kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải theo đúng thủ tục được pháp luật quy định. Trong quá trình thực hiện hoạt động này, các biện pháp giám sát hải quan sẽ được áp dụng để đảm bảo tính nguyên trạng của hàng hoá và phương tiện vận tải.
+ Thu thuế và các các khoản thu khác: Thuế và các khoản phí, lệ phí khác là những nghĩa vụ tài chính bắt buộc đối với người khai hải quan. Công chức hải quan có trách nhiệm áp mã tính thuế, thu đúng, thu đủ các khoản thuế, phí và lệ phí khác nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân sách quốc gia.
+ Thông quan hàng hoá, phương tiện vận tải: Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết, công chức hải quan có thẩm quyền sẽ quyết định việc thông quan đối với hàng hoá, phương tiện vận tải bằng cách xác nhận vào các giấy tờ cần thiết trong hồ sơ hải quan là đã hoàn thành thủ tục hải quan. Hàng hoá, phương tiện vận tải đã được thông quan sẽ chính thức được xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh mà không phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan trừ trường hợp kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật.
Theo Khoản 5 Điều 16 Luật Hải quan 2014 quy định nguyên tắc thứ năm như sau:
“5. Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.”
Nhằm đảm bảo việc thông quan hàng hoá không bị gián đoạn, không làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, thời gian qua, ngành Hải quan tổ chức, điều hành và bố trí nhân lực tập trung làm tốt nhiệm vụ này. Qua đó, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp tích cực vào tăng trường kinh tết quốc gia.
Theo đó, thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn Ngành xây dựng các phương án sẵn sàng với các giải pháp về công nghệ thông tin, về hạ tầng, về trang thiết bị phòng chống dịch, về bố trí lực lượng cán bộ, công chức trong tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát. Qua đó, đảm bảo giải quyết thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu để việc thông quan hàng hoá không bị gián đoạn, không làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa và hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo quản lý hải quan, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính.
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng chỉ đạo triển khai thành lập các Tổ hỗ trợ, xử lý vướng mắc về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu kèm các danh sách cán bộ, số điện thoại từ cấp Tổng cục, cục Hải quan đến cấp chi cục làm việc 24/7 để kịp thời tiếp nhận, xử lý các vướng mắc của người khai hải quan. Nhờ đó, đã hỗ trợ giải quyết thông quan nhanh hàng hoá, đặc biệt là hàng hóa phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 như: vật tư, thiết bị y tế, thuốc tân dược, vắc-xin, sinh phẩm xét nghiệm...
Đồng thời, chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố bố trí đủ số lượng cần thiết cán bộ, công chức tại các bộ phận nghiệp vụ có liên quan làm việc trong ngày hành chính, ngày nghỉ, ngày lễ và ngoài giờ hành chính để thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và các thủ tục quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp đảm bảo hoạt động thông quan liên tục, kịp thời, đúng quy định.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Hải quan 2014.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh