Những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hải quan là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:34 (GMT+7)

bài này quy định Những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hải quan là gì?

Luật Hải quan năm 2014 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 đã tạo ra hành lang pháp lý cho việc quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong lãnh thổ hải quan; về tổ chức và hoạt động của Hải quan. Ở bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hải quan.

Những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hải quan quy định tại Điều 10 Luật Hải quan 2014.

Đối với công chức hải quan

Hải quan là một ngành có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Với nhiệm vụ và quyền hạn to lớn của mình, Hải quan là ngành giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh tế của đất nước.

Vì vậy, để tránh những hành vi tiêu cực, gây thất thoát, ảnh hướng đến kinh tế, an ninh xã hội của đất nước, pháp luật đã quy định cụ thể những hành vi bị cấm đối với công chức hải quan trong khi thực hiện nhiệm vụ. Tại Khoản 1 Điều 10 Luật Hải quan 2014 quy định những hành vi bị cấm đối với công chức hải quan như sau:

“a) Gây phiền hà, khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan;

b) Bao che, thông đồng để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại, gian lận thuế;

c) Nhận hối lộ, chiếm dụng, biển thủ hàng hóa tạm giữ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mục đích vụ lợi;

d) Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.”

Trong trường hợp vi phạm, căn cứ theo mức độ vi phạm các hành vi nói trên, công chức hải quan sẽ bị xử lý kỉ luật, hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải

Với mục đích ngăn chặn các hành vi làm ảnh hướng đến hoạt động của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người tiêu dùng, lợi ích của quốc gia, gây thất thoát tiền thuế, an ninh xã hội. Luật hải quan 2014 đã quy định về các hành vi bị nghiêm cấm của thương nhân. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 10 Luật Hải quan năm 2014 quy định người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải bị nghiêm cấm thực hiện một số hành vi.

Tại Khoản 2 Điều 10 Luật Hải quan 2014 quy định những hành vi bị cấm đối với người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải như sau:

“a) Thực hiện hành vi gian dối trong việc làm thủ tục hải quan;

b) Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;

c) Gian lận thương mại, gian lận thuế;

d) Đưa hối lộ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mưu lợi bất chính;

đ) Cản trở công chức hải quan thi hành công vụ;

e) Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan;

g) Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.”

Thương nhân có quyền tự do kinh doanh hoạt động xuất nhập khẩu, tuy nhiên, tự do ở đây phải được hiểu là năm trong khuôn khổ pháp luật và phải tuân theo các quy định của pháp luật về hoạt động xuất nhập khẩu. Như vậy, khi thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của mình, thương nhân phải thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật, tuân theo sự quản lý, hướng dẫn của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.

Trong trường hợp cơ quan chức năng có thẩm quyền phát hiện người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải có hành vi thực hiện một trong các hành vi nêu trên, căn cứ theo mức độ, tính chất nghiêm trọng của vụ việc thì người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải có thể bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Hải quan 2014.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư