2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Hải quan là một ngành có nhiệm vụ thực hiện các công việc bao gồm kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải vận chuyển qua khu vực biên giới. Hải quan thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu, chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng bên cạnh đó, hải quan tham gia hoạt động xây dựng pháp luật, xây dựng các chủ trường, các biện pháp quản lý trong hoạt động hải quan.
Luật hải quan là đạo luật quy định có hệ thống về chính sách hải quan, tổ chức và hoạt động của ngành hải quan, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực hải quan.
Luật hải quan là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tổng hợp các quy định điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực hải quan.
Luật Hải quan năm 2014 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 đã tạo ra hành lang pháp lý cho việc quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong lãnh thổ hải quan; về tổ chức và hoạt động của Hải quan.
Việc phối hợp thực hiện pháp luật về hải quan quy định tại Điều 9 Luật Hải quan 2014 như sau:
“1. Cơ quan hải quan có trách nhiệm chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện pháp luật về hải quan.
2. Cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện để cơ quan hải quan hoàn thành nhiệm vụ.”
Ví dụ như việc phối hợp giữa lực lượng hải quan và lực lượng cảnh sát nhân dân trong đấu tranh, phòng chống tội phạm. Hai lực lượng phối hợp trao đổithông tin và hỗ trợ lẫn nhau trong công tác phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn,điều tra, xử lý đối với các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa,tiền tệ qua biên giới; gian lận thương mại, trốn thuế; buôn bán, vận chuyển tráiphép các chất ma túy; buôn bán, vận chuyển trái phép vũ khí, chất nổ, chất cháy,chất độc; nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị phế thải hoặc không đảm bảo tiêuchuẩn bảo vệ môi trường và các hành vi khác vi phạm pháp luật có liên quan đếncông tác hải quan (gọi chung là vi phạm và tội phạm). Lực lượng Cảnh sát hỗ trợlực lượng Hải quan trong công tác điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật về Hảiquan. Phối hợp thực hiện cưỡng chế hành chính để thu hồi nợ đọng thuế, truy tìmcác đối tượng không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng kýkinh doanh để chiếm đoạt tiền thuế
Việc giám sát thi hành pháp luật về hải quan quy định tại Điều 11 Luật Hải quan 2014 như sau:
“1. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thi hành pháp luật về hải quan.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận động viên nhân dân nghiêm chỉnh thi hành pháp luật về hải quan; giám sát việc thi hành pháp luật về hải quan.
3. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan hải quan, công chức hải quan phải tuân theo pháp luật, dựa vào nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.”
Như vậy, các cơ quan nhà nước sẽ thực hiện giám sát việc thi hành pháp luật về hải quan trong phạm vi, chức nắng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Và đặc biệt khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn phải tuân theo pháp luật, dựa vào nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Hải quan 2014.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh