Việc kiểm tra cơ sở, năng lực gia công, sản xuất và kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:35 (GMT+7)

bài này quy định việc kiểm tra cơ sở, năng lực gia công, sản xuất và kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị

Để đảm bảo hoạt động gia công, sản xuất được hệu quả và tuân thủ pháp luật, cần phải thực hiện kiểm tra cơ sở, năng lực gia công, sản xuất và kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị. Cụ thể việc kiểm tra như sau:

Kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất, năng lực gia công, sản xuất

Theo Điều 39 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 quy định việc kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất, năng lực gia công, sản xuất như sau:

Các trường hợp kiểm tra:

+ Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng có dấu hiệu rủi ro thực hiện hợp đồng gia công hoặc được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu;

+ Khi phát hiện có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân không có cơ sở sản xuất hoặc nhập khẩu nguyên liệu, vật tư tăng, giảm bất thường so với năng lực sản xuất.

Việc kiểm tra được thực hiện sau 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra. Thời gian kiểm tra không quá 05 ngày làm việc.

Xử lý kết quả kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất, năng lực gia công, sản xuất:

+ Trường hợp không có cơ sở gia công, sản xuất thì tổ chức, cá nhân phải nộp đủ các loại thuế, tiền chậm nộp kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu đến ngày thực nộp thuế và bị xử phạt vi phạm theo quy định đối với số lượng nguyên liệu, vật tư đã nhập khẩu không được ưu đãi thuế theo quy định;

+ Trường hợp có đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị vượt quá năng lực sản xuất hoặc không phù hợp với ngành nghề trên giấy phép kinh doanh thì cho phép tổ chức, cá nhân được giải trình, chứng minh; trường hợp tổ chức, cá nhân không giải trình hoặc giải trình, chứng minh không hợp lý thì thực hiện kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành theo quy định.

Kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị

Theo Điều 40 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 quy định việc kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị như sau:

Các trường hợp kiểm tra:

+ Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng có dấu hiệu rủi ro đã nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư mà quá chu kỳ nhưng không có sản phẩm xuất khẩu;

+ Khi có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị hoặc xuất khẩu sản phẩm tăng, giảm bất thường so với năng lực sản xuất;

+ Khi có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân bán nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm vào nội địa nhưng không khai hải quan;

+ Khi phát hiện tổ chức, cá nhân kê khai sản phẩm xuất khẩu không đúng quy định và không đúng thực tế;

+ Khi số liệu quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, hàng hóa xuất khẩu có sự chênh lệch bất thường so với số liệu trên hệ thống của cơ quan hải quan.

Chi cục trưởng Chi cục hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quyết định của Cục trưởng cục hải quan tỉnh, thành phố.

Việc kiểm tra được thực hiện không quá 05 ngày làm việc tại cơ sở sản xuất, trụ sở của tổ chức, cá nhân. Đối với trường hợp phức tạp, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ban hành quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra nhưng không quá 05 ngày làm việc.

+ Nội dung kiểm tra:

+ Kiểm tra hồ sơ hải quan, báo cáo nhập - xuất - tồn, chứng từ theo dõi nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập kho, xuất kho;

+ Kiểm tra định mức thực tế sản phẩm xuất khẩu;

+ Kiểm tra tính phù hợp của nguyên liệu, vật tư với sản phẩm xuất khẩu;

+ Kiểm tra nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trên dây chuyền sản xuất;

+ Kiểm tra số lượng hàng hóa còn tồn trong kho;

+ Kiểm tra số lượng thành phẩm chưa xuất khẩu.

Xử lý kết quả kiểm tra:

Trường hợp qua kiểm tra phát hiện hàng hóa còn tồn, đang lưu giữ tại kho của tổ chức, cá nhân không đúng với số lượng trên hồ sơ, chứng từ, báo cáo quyết toán thì yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình bằng văn bản.

Trường hợp cơ quan hải quan không chấp nhận giải trình và có đủ căn cứ để chứng minh tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, về thuế, cơ quan hải quan quyết định việc ấn định thuế, xử lý vi phạm theo quy định.

Chế độ báo cáo quyết toán; kiểm tra báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị

Nguyên tắc báo cáo quyết toán: Tổ chức, cá nhân thực hiện báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị theo hình thức nhập - xuất - tồn.

Xử lý báo cáo quyết toán:

+ Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra báo cáo quyết toán trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro;

+ Căn cứ kết quả kiểm tra báo cáo quyết toán, cơ quan hải quan xử lý các vấn đề liên quan đến thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.

Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể thủ tục, thời điểm báo cáo quyết toán, việc kiểm tra báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Hải quan 2014.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư