MỤC LỤC
Trên thế giới, mỗi đất nước đều có một thủ đô cho riêng mình. Đây không chỉ là trung tâm hành chính mà còn là bộ mặt đại diện cho cả quốc gia khi bạn bè quốc tế nhìn vào. Vậy thủ đô là gì? Thủ đô Hà Nội của Việt nam hình thành từ khi nào? GỌI NGAY tới hotline 0908308123 để được Luật sư tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ luật sư giỏi nhanh chóng - hiệu quả hoặc tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ điều này theo Luật Thủ đô số 25/2012/QH13 được Quốc hội lần thứ 13 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2012 (sau đây được gọi là Luật Thủ đô năm 2012).
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Luật Thủ đô năm 2012 ghi nhận như sau:
“2. Thủ đô là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.”
Có thể thấy, thủ đô thường là nơi đặt phần lớn hoặc tất cả các cơ quan quyền lịch chính của một quốc gia như: cơ quan hành pháp, lập pháp, cơ quan tư pháp tối cao, ngân hàng trung ương.
Khoản 1 Điều 2 Luật Thủ đô năm 2012 quy định:
“1. Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội. “
Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương và là một đô thị loại đặc biệt của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội nằm về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, với địa hình bao gồm vùng đồng bằng trung tâm và vùng đồi núi ở phía bắc và phía tây thành phố.
Với vai trò thủ đô, Hà Nội là nơi tập trung nhiều địa điểm văn hóa giải trí, công trình thể thao quan trọng của đất nước, đồng thời cũng là địa điểm được lựa chọn để tổ chức nhiều sự kiện chính trị và thể thao quốc tế. Đây là nơi tập trung nhiều làng nghề truyền thống, đồng thời cũng là một trong ba vùng tập trung nhiều hội lễ của miền Bắc Việt Nam.
Theo đó, hiện nay biểu tượng của Thủ đô là hình ảnh Khuê Văn Các tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Đây là quần thể di tích đa dạng phong phú hàng đầu của Thành phố Hà Nội. Khuê văn các (nghĩa là "gác vẻ đẹp của sao Khuê") là một lầu vuông tám mái, bao gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ, cao gần chín thước, do Tổng trấn Nguyễn Văn Thành triều Nguyễn đương thời cho xây dựng vào năm 1805.
Gác Khuê Văn vốn là nơi xưa kia dùng để họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã thi trúng khoa thi hội. Gác nhỏ, kiến trúc giản dị nhưng tao nhã, đặc biệt lại được chọn dựng giữa những cây cổ thụ xanh tốt, cạnh giếng Thiên Quang đầy nước trong in bóng gác.
Hà Nội được biết đến qua các thời kỳ lịch sử dưới các tên gọi tiêu biểu như: Cổ Loa trong thời kỳ tiền Thăng Long; Thăng Long trong thời nhà Hậu Lý và nhà Trần; Đông Kinh trong thời nhà Hậu Lê và nhà Mạc.
Di tích Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội
Tên gọi “Hà Nội” bắt đầu được dùng làm địa danh ở Việt Nam từ năm Minh Mạng thứ 12 (năm 1831) khi có một tỉnh có tên là tỉnh Hà Nội được thành lập ở Bắc Thành.
Nền kinh tế Hà Nội nửa đầu thế kỷ XIX cũng khác biệt so với Thăng Long trước đó. Các phường, thôn phía Tây và Nam chuyên về nông nghiệp, còn phía Đông, những khu dân cư sinh sống nhờ thương mại, thủ công làm nên bộ mặt của đô thị Hà Nội.
Ngày 1 tháng 10 năm 1888, vua Đồng Khánh ký chỉ dụ cắt toàn bộ huyện Thọ Xương và một phần huyện Vĩnh Thuận của tỉnh Hà Nội làm nhượng địa cho Pháp để Pháp thành lập thành phố Hà Nội.
Năm 1976, Hà Nội trở thành thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sau những năm chiến tranh, Hà Nội tiếp tục giữ vai trò thủ đô của quốc gia Việt Nam thống nhất. Hà Nội đã được UNESCO trao danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" vào ngày 16 tháng 7 năm 1999.