Bổ sung, đính chính thông tin lý lịch tư pháp được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:42 (GMT+7)

Bổ sung, đính chính thông tin lý lịch tư pháp

Lý lịch tư pháp có ý nghĩa quan trọng trong đời sống dân sự của công dân, cũng như trong quản lý nhân sự và hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về việc bổ sung, đính chính thông tin lý lịch tư pháp.

Khát quát chung

Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Thông tin lý lịch tư pháp về án tích là thông tin về cá nhân người bị kết án; tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí; ngày, tháng, năm tuyên án, Toà án đã tuyên bản án, số của bản án đã tuyên; tình trạng thi hành án.

Bổ sung, đính chính thông tin lý lịch tư pháp

Đề nghị bổ sung, đính chính thông tin lý lịch tư pháp

Khoản 1 Điều 24 Luật lý lịch tư pháp 2009 quy định như sau:

1. Trường hợp thông tin lý lịch tư pháp chưa đầy đủ, có sai sót, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp đề nghị cơ quan, tổ chức đã cung cấp thông tin bổ sung, đính chính.

Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp là tập hợp các thông tin về án tích, tình trạng thi hành án; về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản được cập nhật và xử lý theo quy định.

Theo đó, khi thông tin lý lịch tư pháp chưa đầy đủ, có sai sót, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp đề nghị cơ quan, tổ chức đã cung cấp thông tin bổ sung, đính chính. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp bao gồm Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp.

Trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

Khoản 2 Điều 24 Luật lý lịch tư pháp 2009 quy định như sau:

2. Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng và cơ quan, tổ chức có liên quan có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị bổ sung, đính chính.

Như vậy trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị bổ sung, đính chính của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, các cơ quan được nêu tại khoản 2 nêu trên có trách nhiệm cung cấp thông tin để việc bổ sung, đính chính thông tin kịp thời, chính xác.

Trách nhiệm của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

Khoản 3 Điều 24 Luật lý lịch tư pháp 2009 quy định như sau:

3. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có nhiệm vụ cung cấp thông tin đã được bổ sung, đính chính theo quy định tại khoản 2 Điều 22 và khoản 1 Điều 23 của Luật này trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông tin bổ sung, đính chính.

Theo đó, trong thời hạn 10 ngày, Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có nhiệm vụ cung cấp thông tin đã được bổ sung, đính chính theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật lý lịch tư pháp

Luật Hoàng Anh

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư