2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Lý lịch tư pháp có ý nghĩa quan trọng trong đời sống dân sự của công dân, cũng như trong quản lý nhân sự và hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề Lập Lý lịch tư pháp.
Khoản 1 Điều 26 Luật lý lịch tư pháp 2009 quy định thẩm quyền Lập Lý lịch tư pháp như sau:
1. Sở Tư pháp nơi người bị kết án thường trú lập Lý lịch tư pháp của người đó; trường hợp không xác định được nơi thường trú thì Sở Tư pháp nơi người bị kết án tạm trú lập Lý lịch tư pháp.
Lý lịch tư pháp được lập thành hai bản, một bản do Sở Tư pháp quản lý, một bản được chuyển đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Như vậy, pháp luật quy định rõ Sở tư pháp nơi người bị kết án thường trú và Sở Tư pháp nơi người bị kết án tạm trú trong trường hợp không xác định được nơi thường trú sẽ có thẩm quyền lập lý lịch tư pháp. Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính; pháp chế; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; hộ tịch; quốc tịch; chứng thực; nuôi con nuôi; lý lịch tư pháp; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; luật sư; tư vấn pháp luật; công chứng; giám định tư pháp; bán đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
Lý lịch tư pháp được lập thành hai bản, một bản do Sở Tư pháp quản lý, một bản được chuyển đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi cả nước.
Khoản 2 Điều 26 Luật lý lịch tư pháp 2009 quy định Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia lập và lưu giữ Lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
+ Không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người bị kết án;
+ Người bị kết án được dẫn độ để thi hành án hoặc được chuyển giao để chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam;
Dẫn độ là việc một hành vi vi phạm pháp luật đưa ra xét xử trong đó chủ thể có quyền lực pháp lý hay còn gọi là quyền tài phán sẽ đưa ra yêu cầu người bị buộc tội hoặc bị kết án phạm tội ở một khu vực tài phán khác, cho cơ quan thực thi pháp luật của họ thực hiện truy cứu trách nhiệm hoặc áp dụng thi hành án với người phạm tội.
+ Nhận được bản sao trích lục bản án hoặc trích lục án tích của công dân Việt Nam do Viện kiểm sát nhân dân tối cao cung cấp theo quy định.
Trích lục bản án, án tích thực tế là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại một bản sao nội dung bản án, án tích quyết định trong hồ sơ gốc.
+ Lý lịch tư pháp được lập trên cơ sở nguồn thông tin lý lịch tư pháp về án tích theo quy định.
Thông tin lý lịch tư pháp về án tích là thông tin về cá nhân người bị kết án; tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí; ngày, tháng, năm tuyên án, Toà án đã tuyên bản án, số của bản án đã tuyên; tình trạng thi hành án. Thông tin lý lịch tư pháp về án tích được xác lập từ 18 nguồn được quy định cụ thể tại Điều 15 Luật lý lịch tư pháp 2009.
Phần 2, chúng tôi sẽ trình bày về nội dung Lập lý lịch tư pháp và vấn đề lập lý lịch tư pháp cho người bị kết án về nhiều tội. Xem phần 2 tại: Lập Lý lịch tư pháp được quy định như thế nào? ( Phần 2)
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật lý lịch tư pháp
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh