Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lý lịch tư pháp?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:44 (GMT+7)

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lý lịch tư pháp

Lý lịch tư pháp có ý nghĩa quan trọng trong đời sống dân sự của công dân, cũng như trong quản lý nhân sự và hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lý lịch tư pháp.

Khái quát chung

Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Giải quyết khiếu nại là Xem xét, xác minh, kết luận và ra quyết định theo trình tự và thủ tục do luật định các khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, để nghị xem xét lại cơ quan quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người (hoặc cơ quan, tổ chức) đưa đơn khiếu nại.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Thẩm quyền của Giám đốc Sở Tư pháp

Khoản 1 Điều 53 Luật lý lịch tư pháp 2009 quy định thẩm quyền của Giám đốc Sở Tư pháp như sau:

1. Giám đốc Sở Tư pháp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với hành vi của mình quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật này. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Tư pháp thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

Theo đó, Giám đốc Sở Tư pháp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của mình đối với các trường hợp khiếu nại của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi cá nhân, cơ quan tổ chức đưa ra được:

+ Căn cứ cho rằng việc từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp là trái pháp luật hoặc việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp quá thời hạn quy định xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

+ Căn cứ cho rằng Phiếu lý lịch tư pháp được cấp có nội dung không chính xác, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Thẩm quyền của Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia

Khoản 2 Điều 53 Luật lý lịch tư pháp 2009 quy định thẩm quyền của giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia như sau:

2. Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với hành vi của mình quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật này. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của mình đối với các trường hợp khiếu nại của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại

Khoản 3 Điều 53 Luật lý lịch tư pháp 2009 quy định:

- Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp không giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

Thời hạn giải quyết khiếu nại

Khoản 4 Điều 53 Luật lý lịch tư pháp 2009 quy định thời hạn giải quyết khiếu nại như sau:

- Thời hạn giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia là 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.

- Thời hạn giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp là 30 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật lý lịch tư pháp

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư