2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Theo Khoản 1 Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000:
“Điều 8. Bảo hiểm bắt buộc
1. Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.
Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội.”
Như vậy, bảo hiểm bắt buộc có các đặc điểm sau:
Quan hệ bảo hiểm thông thường là giữa doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm, được xác lập bằng hợp đồng bảo hiểm. Các nội dung như điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện, đều được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, đối với các loại bảo hiểm bắt buộc, các nội dung này được pháp luật quy định hoặc giới hạn cụ thể, nhằm tránh tình trạng đầu cơ, chèn ép người tham gia bảo hiểm để trục lợi từ phía doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.
Lợi ích công cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội, để phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. An toàn xã hội là an toàn chung cho toàn bộ các cá nhân và tổ chức trong xã hội, là trạng thái xã hội có trật tự, ổn định được hình thành và điều chỉnh một cách có kỷ cương của xã hội.
Bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội như bảo hiểm xe cơ giới (nhằm đảm bảo an toàn giao thông), bảo hiểm cháy, nổ (đảm bảo an toàn tại các cơ sở hạ tầng nơi có nhiều người sinh hoạt, hoạt động),…
Khi thuộc một trong các trường hợp thực hiện bảo hiểm bắt buộc thì có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật. Tức là, tổ chức, cá nhân nào thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc thì phải giao kết hợp đồng bảo hiểm với các doanh nghiệp kinh doanh (bất kỳ doanh nghiệp nào đủ điều kiện) bảo hiểm theo các loại bảo hiểm này.
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được kinh doanh bảo hiểm bắt buộc phải bán bảo hiểm bắt buộc nếu đối tượng bảo hiểm đã đáp ứng đủ điều kiện mua bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật. Theo đó, doanh nghiệp, chi nhánh nước ngoài của doanh nghiệp không được từ chối cung cấp dịch vụ bảo hiểm đối với loại bảo hiểm bắt buộc nếu các bên mua đủ điều kiện mua bảo hiểm.
Theo Khoản 2 Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, có 04 loại bảo hiểm bắt buộc:
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Bảo hiểm cháy, nổ
- Các loại bảo hiểm bắt buộc khác được Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ
Về cơ bản, các loại bảo hiểm này đều là bảo hiểm cho các đối tượng có ảnh hưởng lớn tới lợi ích công cộng và an toàn xã hội (tức ảnh hưởng tới lợi ích của nhiều cá nhân, tổ chức, các rủi ro được bảo hiểm có phạm vi ảnh hưởng lớn tới người tham gia bảo hiểm và nhiều bên thứ ba) dẫn đến nếu xảy ra thiệt hại, nếu không tham gia bảo hiểm, mức thiệt hại mà người bị thiệt hại hoặc người gây ra thiệt hại phải bồi thường là vô cùng lớn, có thể không gánh chịu được dẫn đến các trách nhiệm hình sự, do đó cần phải bắt buộc tham gia bảo hiểm đối với các loại bảo hiểm này, để đảm bảo cho cả người tham gia bảo hiểm và cả các đối tượng hoạt động khác có liên quan.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật kinh doanh bảo hiểm
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh