2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo hiểm xã hội là gì? (Phần 1); Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo hiểm xã hội là gì? (Phần 2); Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo hiểm xã hội là gì? (Phần 3); Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo hiểm xã hội là gì? (Phần 4); Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo hiểm xã hội là gì? (Phần 5) đã giới thiệu về 07 hành vi liên quan đến bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động mà pháp luật về bảo hiểm xã hội nghiêm cấm. Sau đây Luật Hoàng Anh trình bày về hành vi cuối cùng bị nghiêm cấm liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Có rất nhiều chủ thể có thể thực hiện các hành vi này.
- Người sử dụng lao động có thể báo cáo sai sự thật cho cơ quan bảo hiểm xã hội, cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội đối với người lao động của mình hoặc với cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội
- Các chủ thể thực hiện nhiệm vụ quản lý về bảo hiểm xã hội có hành vi báo cáo sai sự thật đối với cấp trên, cung cấp số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động, người lao động
Hành vi báo cáo sai sự thật, cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
- Báo cáo sai sự thật: Báo cáo các thông tin cá nhân, số liệu, thông tin sai sự thật lên các cấp quản lý
- Cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, chủ yếu đối với các chủ thể cần biết các thông tin về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để đảm bảo quyền lợi của mình hoặc chủ thể chịu sự quản lý của mình như người lao động và người sử dụng lao động
a. Đối với người sử dụng lao động
Theo Điểm c Khoản 2 Điều 38 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01/03/2020 của Chính phủ:
“Điều 38. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
c) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.”
Theo Khoản 3 Điều 38 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01/03/2020 của Chính phủ
“Điều 38. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.”
b. Người làm công tác quản lý bảo hiểm xã hội
Trường hợp người có thẩm quyền quản lý về bảo hiểm xã hội báo cáo sai sự thật cho cấp trên, cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động, người lao động nếu người lao động, người sử dụng lao động yêu cầu cung cấp thông tin và bị người sử dụng lao động, người lao động khiếu nại lên cơ quan bảo hiểm xã hội thì người có nhiệm vụ quản lý về bảo hiểm này có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/09/2020 của Chính phủ.
Xem thêm:
Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo hiểm xã hội là gì? (Phần 1)
Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo hiểm xã hội là gì? (Phần 2)
Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo hiểm xã hội là gì? (Phần 3)
Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo hiểm xã hội là gì? (Phần 4)
Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo hiểm xã hội là gì? (Phần 5)
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh