2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Các trường hợp nào người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc? (Phần 1) đã giới hiệu hầu hết các trường hợp người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về 02 trường hợp cuối cùng công dân Việt Nam làm việc ở Việt Nam phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và trường hợp người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
- Quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam, có trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp (Theo Khoản 1 Điều 2 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng số 98/2015/QH13 ngày 26/11/2015)
- Sĩ quan, hay còn gọi là Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam là cá bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng. (Theo Khoàn 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam số 19/2008/QH12 ngày 03/06/2008). Theo đó, nhóm người này cũng có thể được xếp vào nhóm Cán bộ, công chức, viên chức do cũng là cán bộ của tổ chức chính trị (Đảng Cộng sản Việt Nam), nên kể cả khi không được xếp vào nhóm “Người làm việc trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân” thì những người này vẫn là đối tượng áp dụng của Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ là công dân Việt Nam, được tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện và hoạt động trong lĩnh vực nghiệp vụ của Công an nhân dân, được phong, thăng cấp bậc hàm cấp Tướng, cấp Tá, cấp Úy, cấp Hạ sĩ quan (Theo Khoản 3 Điều 2 Luật Công an nhân dân số 37/2018/QH14 ngày 20/11/2018).
- Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật Công an nhân dân, hay còn gọi là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, là công dân Việt Nam, được tuyển chọn, hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật của Công an nhân dân, được phong, thăng cấp bậc hàm cấp Tá, cấp Úy, hạ sĩ quan (Khoản 4 Điều 2 Luật Công an nhân dân số 37/2018/QH14 ngày 20/11/2018).
- Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân ở đây là trường hợp người làm công tác cơ yếu là quân nhân, Công an nhân dân được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp, các chế độ, chính sách khác theo quy định đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân hoặc không phải là quân nhân, Công an nhân dân nhưng vẫn được hưởng chế độ như đối với quân nhân, Công an nhân dân do không được hưởng chính sách đặc thù của ngành cơ yếu.
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân là nhóm người làm việc cho Công an quốc phòng là nhóm “lao động” đặc biệt cho Nhà nước, cụ thể là cho Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, về đặc điểm này có nét giống với công chức, viên chức. Nhóm người này cũng được hưởng lương, cũng là đối tượng của Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014. Theo Khoản 5 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, khi sử dụng Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 thì nhóm người trên được gọi chung là người lao động. Vì vậy, nhóm đối tượng này cũng thuộc các trường hợp phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Đây là nhóm người thực hiện nhiệm vụ trong quân đội, Công an nhân dân có thời hạn như thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, trong thời gian này những người này cũng được hưởng lương và chế độ như đối với quân nhân, công an. Do đó, những người này cũng là đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời hạn còn là hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ.
Ngoài ra, trong nhóm này còn có học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học và hưởng sinh hoạt phí (như học viên quân đội tại Trường Sĩ quan Lục quân I), tức không trong thời gian làm việc chính thức mà trong thời gian đào tạo chuyên môn, nhưng vẫn là nguồn lực của quân đội, công an, vẫn được hưởng lương, nên vẫn là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội đặc biệt.
Theo Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ, đối với người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, thì người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các loại hợp đồng sau:
- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề
- Hợp đồng cá nhân
Tuy nhiên, Luật lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13/11/2020 sắp có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 có sự thay đổi về loại hợp đồng đưa người lao động đi làm việc đi nước ngoài. Theo Điều 5 Luật lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13/11/2020, các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bao gồm:
- Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế
- Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân (doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài; doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài; Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài)
- Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động nước ngoài
Các hợp đồng đưa người lao động ra nước ngoài làm việc của Luật lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13/11/2020 không giống với các loại hợp đồng đưa người lao động ra nước ngoài làm việc theo quy định tại Điều 6 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Quy định về các trường hợp hợp đồng đưa người lao động ra nước ngoài làm việc ở Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ lại hoàn toàn căn cứ vào Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Do đó, có thể trong tương lai, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ có khả năng được sửa đổi hoặc thay thế để phù hợp quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc với quy định của Luật lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13/11/2020.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh