2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, có 03 loại chế độ bảo hiểm xã hội.
Theo Khoản 2 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.”
Suy ra:
a. Chủ thể tổ chức bảo hiểm xã hội bắt buộc: Một chủ thể duy nhất có quyền tổ chức bảo hiểm xã hội là Nhà nước. Không có cá nhân, tổ chức nào được tổ chức bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động và người sử dụng lao động tham gia, vì với nguồn thu lớn từ hoạt động nộp bảo hiểm bắt buộc, các cá nhân, tổ chức này có thể trục lợi từ bảo hiểm xã hội, cũng như khó có thể quản lý nguồn tiền của người lao động và người sử dụng lao động nộp bảo hiểm xã hội.
b. Chủ thể tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: Người lao động và người sử dụng lao động. Người lao động ở đây không chỉ là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mà còn là cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân (như quân nhân chuyên nghiệp, sĩ quan, hạ sĩ quan công an, công nhân Quốc phòng, công nhân Công an,…). Theo đó, người sử dụng lao động ở đây không chỉ là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cá nhân sử dụng lao động,… mà còn có thể là cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân,…
Xem thêm:
Đối tượng áp dụng của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 là gì? (Phần 1)
Đối tượng áp dụng của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 là gì? (Phần 2)
Đối tượng áp dụng của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 là gì? (Phần 3)
Đối tượng áp dụng của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 là gì? (Phần 4)
Khoản 1 Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 có quy định về 05 chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a. Ốm đau
b. Thai sản
c. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
d. Hưu trí
đ. Tử tuất
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện
2.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội tự nguyện
Khoản 3 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 có định nghĩa về bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.”
Suy ra:
a. Chủ thể tổ chức bảo hiểm xã hội tự nguyện: Một chủ thể duy nhất có quyền tổ chức bảo hiểm xã hội là Nhà nước (gồm cả bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện). Giống với bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng có nguồn thu lớn từ hoạt động nộp bảo hiểm xã hội của người lao động, vì vậy để tránh trường hợp các cá nhân, tổ chức trục lợi từ bảo hiểm, Nhà nước phải tham gia tổ chức.
b. Chủ thể nộp bảo hiểm xã hội tự nguyện: Người lao động
c. Tính tự nguyện:
- Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể lựa chọn nộp bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc không.
- Mức đóng, phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện linh hoạt, không bị gò ép, để phù hợp với thu nhập của người tham gia, khác với bảo hiểm xã hội bắt buộc có mức đóng và phương thức đóng ổn định đối với từng người lao động và người sử dụng lao động.
d. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước: Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để người tham gia bảo hiểm xã hội hưởng chế độ hưu trí, tử tuất, chính sách này không được áp dụng đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Theo Khoản 2 Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, có 02 chế độ bảo hiểm tự nguyện, bao gồm:
a. Hưu trí
b. Tử tuất
Khoản 7 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 có định nghĩa về bảo hiểm hưu trí bổ sung như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
7. Bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách bảo hiểm xã hội mang tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân, được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.”
Suy ra:
- Bảo hiểm hưu trí bổ sung là một dạng bảo hiểm tự nguyện, nhưng có cơ chế lập quỹ (dưới hình thức tiết kiệm cá nhân) cũng như phương thức bảo toàn, tích lũy riêng.
- Bảo hiểm hưu trí bổ sung được lập ra nhằm mục đích bổ sung cho chế độ hưu trí trong bảo hiểm bắt buộc, trong trường hợp người lao động muốn bổ sung thu nhập cho mình khi đến tuổi nghỉ hưu.
Các vấn đề liên quan đến bảo hiểm hưu trí bổ sung được quy định tại Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh