2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hiện nay, bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc bảo đảm quyền và lợi ích cho người dân. Trước khi chính thức đi vào hoạt động, nhận tiền gửi của người dân thì các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đăng ký với tổ chức tài chính nhà nước để được xác nhận đã tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Vậy chứng nhận bảo hiểm tiền gửi là gì? Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận bảo hiểm tiền gửi được thực hiện như thế nào? Hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây hoặc GỌI NGAY tới hotline 0908 308 123 để được Luật sư TƯ VẤN MIỄN PHÍ và cung cấp dịch vụ cấp giấy chứng nhận bảo hiểm tiền gửi NHANH – TRỌN GÓI – GIÁ RẺ.
Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13 được Quốc hội lần thứ 13 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012 (sau đây được gọi là Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012).
- Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012 quy định như sau:
“1. Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.”
Theo đó, bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.
Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi của cá nhân.
Bảo hiểm tiền gửi là quy định bắt buộc của ngân hàng nhà nước nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi. Ngưởi gửi tiền tiết kiệm không phải trả bất kỳ khoản phí nào thêm để được hưởng chính sách này. Theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của người gửi phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, trừ các ngân hàng chính sách không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi - đây là tổ chức tín dụng thuộc Chính phủ Việt Nam, được thành lập để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai trương hoạt động, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký tham gia bảo hiểm tiền gửi;
- Bản sao giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng hoặc giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bạn cần xin chứng nhận bảo hiểm tiền gửi nhưng không rõ hồ sơ như thế nào? Hay đơn giản là bạn không muốn mất quá nhiều thời gian để tự mình nộp hồ sơ và chờ đợi kết quả? Hãy LIÊN HỆ NGAY với Luật sư để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi của tổ chức k tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Tiếp đó, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải niêm yết công khai bản sao Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi tại tất cả các điểm giao dịch có nhận tiền gửi.
Hồ sơ được nộp đến tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Đây là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.
Theo đó, tài chính nhà nước bao gồm:
Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị thu hồi giấy chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi trong các trường hợp sau:
- Bị thông báo tạm đình chỉ hoạt động nhận tiền gửi.
Trong thời gian tạm thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi đối với khoản tiền gửi chưa nộp phí.
- Bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải thông báo công khai về việc thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi trên ba số liên tiếp của một tờ báo trung ương, một tờ báo địa phương nơi đặt trụ sở chính, các chi nhánh của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và trên một báo điện tử của Việt Nam.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 38 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không niêm yết công khai bản sao chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi tại tất cả các điểm giao dịch có nhận tiền gửi;
b) Nộp phí bảo hiểm tiền gửi không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật;
c) Vi phạm thời hạn nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Bảo hiểm tiền gửi.”
Thời gian nộp hồ sơ xin cấp chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi là không quá 15 ngày trước khi bắt đầu khai trương tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Như vậy, vi phạm thời gian trên thì tổ chức tham gia bảo hiểm sẽ bị phạt cảnh cáo mà không bị phạt tiền.
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về phí lệ phí khi cấp giấy chứng nhận bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức tham gia. Tuy nhiên, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi sẽ phải nộp một loiaj phí trong suốt quá trình tham gia là “phí bảo hiểm tiền gửi”.
Chi phí khi sử dụng dịch vụ cấp giấy chứng nhận bảo hiểm tiền gửi của Luật Hoàng Anh còn tùy thuộc theo yêu cầu của khách hàng. Hãy GỌI NGAY cho Luật Hoàng Anh để được nhận BÁO GIÁ với CHI PHÍ TIẾT KIỆM NHẤT.
Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đã từng tham gia tư vấn cho rất nhiều các doanh nghiệp nước và nước ngoài, đảm bảo sẽ thực hiện đúng các yêu cầu của bạn trong thời gian nhanh nhất.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh