2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Người tham gia bảo hiểm xã hội có thể được nhận hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội của Nhà nước trong một số trường hợp nhất định. Vậy, người tham gia bảo hiểm xã hội phải thỏa mãn những điều kiện nào để được nhận hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội của Nhà nước? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Chỉ có người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mới dược hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội từ Nhà nước, do người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội theo phần trăm được quy định theo pháp luật về bảo hiểm xã hội, trong khi nếu không có hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội từ phía Nhà nước, người tham gia bảo hiểm xã hội phải hoàn toàn đóng bảo hiểm xã hội cho bản thân mình. Đây được coi là một điều thiệt thòi mà người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không gặp phải.
Theo Khoản 1 Điều 12 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có 03 đối tượng được nhận hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Theo Điều 2 Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Điều 3 Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ, hộ nghèo là hộ đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
(i) Khu vực nông thôn
Năm 2016 – 2020:
- Thu nhập bình quân đầu người/tháng: 700.000 Đồng
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Năm 2021 – 2025:
Thu nhập bình quân đầu người/tháng: 1.500.000 Đồng trở xuống, thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
(ii) Khu vực thành thị
Năm 2016 – 2020:
- Thu nhập bình quân đầu người/tháng: 900.000 Đồng trở lên
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên
Năm 2021 – 2025:
Thu nhập bình quân đầu người/tháng: 2.000.000 Đồng trở xuống, thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên
Cũng theo Điều 2 Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Điều 3 Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ, hộ cận nghèo là hộ đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
(i) Khu vực nông thôn
Năm 2016 – 2020:
- Thu nhập bình quân đầu người/tháng: trên 700.000 Đồng đến 1.000.000 Đồng
- Có thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lương mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
Năm 2021 – 2025:
Thu nhập bình quân đầu người/tháng là 1.500.000 Đồng trở xuống, thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
(ii) Khu vực thành thị
Năm 2016 – 2020:
- Thu nhập bình quân đầu người/tháng: trên 900.000 Đồng đến 1.300.000 Đồng
- Có thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lương mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
Năm 2021 – 2025:
Thu nhập bình quân đầu người/tháng là 2.000.000 Đồng trở xuống, thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Không thuộc hai đối tượng thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo.
Theo Khoản 5 Điều 12 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
- Thời điểm bắt đầu thực hiện hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội của Nhà nước đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện từ ngày 01/01/2018. Không hỗ trợ tiền đóng đối với thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trước ngày 01/01/2018, trừ trường hợp đóng một lần cho nhiều năm còn thiếu
- Nếu người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng theo các phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau mà trong đó có thời gian sau thời điểm thực hiện chính sách đóng thì không áp dụng hỗ trợ tiền đóng đối với thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh