2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Đối tượng áp dụng của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 là gì? (Phần 1); Đối tượng áp dụng của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 là gì? (Phần 2); Đối tượng áp dụng của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 là gì? (Phần 3) đã giới thiệu về nhóm người lao động là đối tượng của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 (hay Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014). Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về 04 đối tượng áp dụng còn lại của Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không thuộc các trường hợp người lao động được giới thiệu về phần 1 có thể là người lao động không làm việc theo hợp đồng lao động (không trong quan hệ lao động), không có sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động cụ thể (hay còn gọi là người lao động tự do). Những người này không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng vẫn có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trong trường hợp này, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà không phải người lao động ở phần 1 cũng là đối tượng áp dụng của Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014.
Theo Khoản 2 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, người lao động nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp này là:
- Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (và còn trong thời hạn) do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp
Những người lao động này làm việc tại Việt Nam, trong môi trường, điều kiện lao động tại Việt Nam và được pháp luật Việt Nam điều chỉnh, vì vậy cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Suy ra, nhóm người lao động này cũng là đối tượng áp dụng của Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014.
Người sử dụng lao động, theo Khoản 3 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, bao gồm:
- Cơ quan Nhà nước (ví dụ: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp xã,…)
- Đơn vị sự nghiệp công lập (ví dụ: Trường đại học Luật Hà Nội)
- Đơn vị vũ trang nhân dân (Quân đội nhân dân Việt Nam)
- Tổ chức chính trị (Đảng Cộng sản Việt Nam)
- Tổ chức chính trị - xã hội (ví dụ: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh)
- Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp (ví dụ: Hội Luật gia Việt Nam)
- Tổ chức xã hội – nghề nghiệp (Ví dụ: Đoàn Luật sư)
- Tổ chức xã hội khác (Ví dụ: Hội người mù Việt Nam)
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài (Ví dụ: Cơ quan lãnh sự nước ngoài)
- Tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (Ví dụ: UNICEF Việt Nam)
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng hợp đồng theo hợp đồng lao động
Nhóm người sử dụng lao động có thiết lập mối quan hệ với người lao động thông qua hợp đồng lao động, hợp đồng việc làm hoặc các thỏa thuận khác và có trách nhiệm trả lương cho người lao động thực hiện công việc theo thỏa thuận với người sử dụng lao động, đồng thời cũng có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, nên cũng là một trong các đối tượng áp dụng của Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội điển hình như tổ chức, cá nhân kinh doanh bảo hiểm, cơ quan quản lý về bảo hiểm xã hội, cá nhân tham gia quản lý về bảo hiểm xã hội. Các chủ thể này có liên quan trực tiếp đến người sử dụng lao động và người lao động trong hoạt động nộp bảo hiểm và hưởng chế độ, do vậy cũng là một trong những đối tượng áp dụng của Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014.
Xem thêm:
Đối tượng áp dụng của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 là gì? (Phần 1)
Đối tượng áp dụng của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 là gì? (Phần 2)
Đối tượng áp dụng của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 là gì? (Phần 3)
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh