2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Đây là trường hợp người lao động tham gia nhiều hợp đồng lao động một lúc và bị tai nạn lao động, phát hiện bệnh nghề nghiệp và được giám định mức suy giảm khả năng lao động trong thời điểm tham gia nhiều hợp đồng lao động. Tuy nhiên, thời điểm người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lần tiếp theo (và thực hiện giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động), người lao động không còn tham gia nhiều hợp đồng lao động bằng thời điểm giám định mức suy giảm khả năng lao động lần trước.
Trong trường hợp này, theo Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/09/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, khi tính mức trợ cấp theo số năm đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, có 02 trường hợp:
- Mức trợ cấp theo số năm đóng vào Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi tính như (Phần 1) vẫn thấp hơn mức hiện hưởng thì giữ nguyên mức hiện hưởng
- Mức trợ cấp theo số năm đóng vào Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi tính như (Phần 1) cao hơn mức hiện hưởng thì bắt đầu hưởng mức trợ cấp mới.
Ví dụ: Người lao động A (tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ tháng 10/2017) làm việc cùng lúc cho doanh nghiệp B, doanh nghiệp C theo hợp đồng lao động từ tháng 08/2018 đến tháng 08/2019. Trong thời gian này, vào tháng 05/2019 người lao động bị tai nạn lao động sau đó có kết quả giám định mức suy giảm khả năng lao động là 15%. Từ tháng 09/2019 đến tháng 09/2021 người lao động A tiếp tục làm việc cho doanh nghiệp B (và tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội) nhưng chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp C khi hết tháng 08/2019. Mức lương tháng 07/2018 của người lao động tại doanh nghiệp B là 10.000.000 (Đồng), tại doanh nghiệp C là 20.000.000 (Đồng). Tháng 07/2021 người lao động A phát hiện bệnh nghề nghiệp và phải đi giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động. Suy ra:
Mức trợ cấp theo số năm tham gia bảo hiểm của người lao động khi bị tai nạn lao động (lần đầu) là:
Mức trợ cấp theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp = [(10.000.000 + 20.000.000) x 0,5] + 0 x (10.000.000 + 20.000.000) x 0,3 = 15.000.000 (Đồng)
Thời gian làm căn cứ hưởng trợ cấp theo thời gian đóng bảo hiểm của người lao động A là: 03 năm 02 tháng
Mức trợ cấp theo số năm tham gia bảo hiểm của người lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (phải giám định tổng hợp) là:
Mức trợ cấp theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp = (10.000.000 x 0,5) + (3 - 1) x (10.000.000 x 0,3) = 11.000.000 (Đồng)
Do 11.000.000 Đồng thấp hơn 15.000.000 Đồng nên vẫn giữ nguyên mức trợ cấp (theo số năm đóng bảo hiểm xã hội) cũ cho người lao động là 15.000.000 (Đồng).
Trong các trường hợp người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mới được giám định tổng hợp, theo Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/09/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thời điểm hưởng trợ cấp được tính kể từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện của lần điều trị đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định Y khoa nếu không điều trị nội trú hoặc không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện.
Xem thêm: Giải quyết chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động đã hưởng trợ cấp mà bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mới được giám định tổng hợp như thế nào? (Phần 2)
Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh