Hồ sơ hưởng trợ cấp đối với người lao động bi tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định tổng hợp do tiếp tục bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gồm những gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:14 (GMT+7)

Hồ sơ hưởng trợ cấp đối với người lao động bi tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định tổng hợp do tiếp tục bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Giấy tờ xác định đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Sổ bảo hiểm xã hội; hồ sơ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp)

Theo Điểm a Khoản 4 Điều 7 Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/09/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, người lao động phải cung cấp các thành phần hồ sơ sau:

- Sổ bảo hiểm xã hội: Sổ được cấp cho mỗi người lao động để theo dõi tiến trình đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, cũng là một trong những giấy tờ có tính xác minh hoạt động đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội.

- Bản sao hợp lệ (bản sao được chứng thực sao từ sổ gốc hoặc sao từ bản chính hoặc bản sao đã được đối chiếu với bản chính) hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp đã được giải quyết hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

2. Văn bản xác định thời điểm hưởng trợ cấp

Theo Điểm b Khoản 4 Điều 7 Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/09/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hồ sơ hưởng trợ cấp đối với người lao động bi tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định tổng hợp do tiếp tục bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động cũng bao gồm các loại văn bản xác định thời điểm hưởng trợ cấp:

- Giấy ra viện trong trường hợp người lao động đã điều trị nội trú và ra viện

- Trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của lần điều trị nội trú sau cùng trong trường hợp không dùng giấy ra viện.

3. Giấy tờ xác minh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Theo Điểm c, Điểm d Khoản 4 Điều 7 Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/09/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:

- Biên bản điều tra tai nạn lao động

- Đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã điều trị xong, ra viên trước ngày 01/07/2016 mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động: Kết quả đo đạc môi trường có yếu tố độc hại (để xác định nguyên nhân bệnh nghề nghiệp).

- Đối với người lao động bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động: Biên bản khám nghiệm hiện trường, Sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông hoặc Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan Công an hoặc cơ quan điều tra hình sự của Quân đội (nếu người lao động đã điều trị xong, ra viện trước ngày 01/07/2016 mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động)

4. Văn bản xác định mức suy giảm khả năng lao động

Theo Điểm đ Khoản 4 Điều 7 Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/09/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, văn bản xác định mức suy giảm khả năng lao động trong hồ sơ hưởng trợ cấp đối với người lao động bi tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định tổng hợp do tiếp tục bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gồm:

- Biên bản giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định Y khoa

- Trường hợp lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trước đã được giám định mức suy giảm khả năng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thì có thêm biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của lần giám định đó

5. Văn bản đề nghị hưởng trợ cấp đối với người lao động bi tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Theo Điểm e Điều 7 Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/09/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hồ sơ phải có:

- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo mẫu 05A-HSB đối với lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng

- Trong trường hợp lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trước đó nhưng chưa được giải quyết chế độ thì có thêm văn bản đề nghị giải quyết của đơn vị nơi đã xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trước (người sử dụng lao động).

6. Chỉ định về việc trang cấp phương tiện sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu có)

Theo Điểm g Khoản 4 Điều 7 Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/09/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng có chỉ định về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu có) thì người lao động cũng phải cung cấp văn bản chỉ định vào hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để được cấp tiền mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư