Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như thế nào? (Phần 1)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:20 (GMT+7)

Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (Phần 1)

Người lao động thuộc các trường hợp phải đóng bảo hiểm xã hội thì có trách nhiệm đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội theo các phương thức mà pháp luật quy định. Vậy, mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như thế nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.

1. Đối với người lao động làm việc thông thường trong nước

1.1. Nhóm người lao động thông thường (không bao gồm quân nhân chuyên nghiệp, sĩ quan, hạ sĩ quan)

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động

- Cán bộ, công chức, viên chức

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng lương

Đây là nhóm người lao động thực hiện công việc và hưởng lương dựa trên công việc, chức danh mà mình thực hiện, nắm giữ tại Việt Nam.

1.2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đối với người lao động thuộc nhóm này, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hằng tháng bằng 8% mức tiền lương tháng (Theo Khoản 1 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014) và đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất. Tức là:

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc = 8% x Mức tiền lương tháng

Trong đó, mức tiền lương tháng bằng mức thu nhập mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động dựa trên quá trình thực hiện công việc (bao gồm tiền lương theo công việc, chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác).

2. Đối với người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Người lao động thuộc trường hợp này không được hưởng hết các chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc, do đó người lao động chỉ đóng vảo Quỹ hưu trí và tử tuất.

2.1. Mức đóng hàng tháng vào Quỹ hưu trí và tử tuất:

- Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trước khi ra nước ngoài: 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi làm việc ở nước ngoài. Tức là:

Mức đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất = 22% x Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi làm việc ở nước ngoài

Trong đó, mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi làm việc ở nước ngoài là mức tiền lương đóng bảo hiểm của người lao động ngay trước tháng ra nước ngoài theo hợp đồng đưa người lao động ra nước ngoài.

- Đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội nhưng hưởng bảo hiểm xã hội một lần trước khi ra nước ngoài: bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở. Tức:

Mức đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất = 22% x 02 x Mức lương cơ sở

Lưu ý: Mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 Đồng

2.2. Phương thức đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ hưu trí và tử tuất

Theo Điểm b Khoản 2 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, phương thức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đi ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động có thể được thực hiện là:

- Đóng bảo hiểm xã hội 03 tháng một lần

- Đóng bảo hiểm xã hội 06 tháng một lần

- Đóng bảo hiểm xã hội 12 tháng một lần

- Đóng bảo hiểm xã hội trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Nếu người lao động được tham gia hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới quay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức trên hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội khi về nước.

2.3. Chủ thể tiếp nhận đóng bảo hiểm xã hội

Cũng theo Điểm b Khoản 2 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, người lao động có thể:

- Đóng trực tiếp tại cơ sở bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động khi làm việc ở nước ngoài

- Đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Trong trường hợp này, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có trách nhiệm thu, nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Xem thêm:

Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như thế nào? (Phần 2)

Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư