Mức hỗ trợ tiền đóng hằng tháng, 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần của Nhà nước đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:20 (GMT+7)

Mức hỗ trợ tiền đóng hằng tháng, 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần của Nhà nước đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

1. Tỷ lệ hỗ trợ

Theo Khoản 1.1 Điều 12 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tùy vào đối tượng hỗ trợ thì tỷ lệ phần trăm hỗ trợ trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng tại nông thôn khác nhau:

- Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo

- Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo

- Bằng 10% đối với các đối tượng khác (không thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tại nông thôn)

2. Mức hỗ trợ tiền đóng hằng tháng

Theo Tiết a Khoản 1.2 Điều 12 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, mức hỗ trợ hằng tháng là:

Mức hỗ trợ = Tỷ lệ hỗ trợ x 22% x Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn

Trong đó:

- Tỷ lệ hỗ trợ là tỷ lệ được xác định dựa trên đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc đối tượng khác (30%, 25%, 10%)

- Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm đóng (đồng/tháng)

3. Mức đóng hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội theo phương thức đóng 03 tháng một lần, 06 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau

Theo Tiết b Khoản 1.2 Điều 12 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, mức đóng hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội theo phương thức đóng 03 tháng một lần, 06 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau được xác định như sau:

Mức hỗ trợ = Số tháng được hỗ trợ x Tỷ lệ hỗ trợ x 22% x Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn

Trong đó:

- Số tháng được hỗ trợ tương ứng với các phương thức đóng 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau

- Tỷ lệ hỗ trợ là tỷ lệ được xác định dựa trên đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc đối tượng khác (30%, 25%, 10%)

- Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm đóng (đồng/tháng)

Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng có ví dụ minh họa cho trường hợp này:

Ví dụ 11: Bà H thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia BHXH tự nguyện từ tháng 6/2018 với mức thu nhập tháng lựa chọn là 800.000 đồng/tháng, phương thức đóng 12 tháng một lần. Giả định mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm tháng 6/2018 là 700.000 đồng/tháng. Số tiền đóng BHXH tự nguyện của bà H cho thời gian từ tháng 6/2018 đến tháng 5/2019 sẽ là: 1.650.000 đồng [(22% x 800.000 đồng/tháng - 25% x 22% x 700.000 đồng/tháng) x 12 tháng].

- Từ tháng 01/2019 bà H không còn thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo, tuy nhiên do đã đóng đến hết tháng 5/2019 nên không điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng.

- Từ tháng 6/2019, bà H chuyển sang phương thức đóng hằng tháng vẫn với mức thu nhập tháng lựa chọn là 800.000 đồng/tháng (giả định mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm tháng 6/2019 vẫn là 700.000 đồng/tháng). Số tiền đóng BHXH tự nguyện hằng tháng của bà H từ tháng 6/2019 sẽ là: 160.600 đồng/tháng (22% x 800.000 đồng/tháng - 10% x 22% x 700.000 đồng/tháng).

- Trường hợp bà H tham gia BHXH tự nguyện liên tục từ tháng 6/2018 đến hết tháng 5/2028 thì thời gian dừng hỗ trợ tiền đóng đối với bà H từ tháng 6/2028.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư