2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
1. Mức giữ lại tổi thiểu khi doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
Một doanh nghiệp khi là bên nhượng tái bảo hiểm không được nhượng toàn bộ trách nhiệm bảo hiểm đã giao kết qua hợp đồng với khách hàng cho bên nhận tái bảo hiểm. Theo Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 50/2017/TT-BTC ngày 15/07/2017 của Bộ Tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải tính toán mức giữ lại cho từng loại hình bảo hiểm và theo từng loại rủi ro, mức giữ lại trên rủi ro hoặc trên mỗi tổn thất riêng lẻ; tức là, pháp luật không quy định chính xác mức giữ lại mà bên nhượng tái bảo hiểm phải giữ. Tuy nhiên cần phải có mức tối thiểu và mức tối đa trong một số trường hợp mà bên nhượng tái bảo hiểm phải giữ lại trong toàn bộ phần trách nhiệm bảo hiểm, để tránh các trường hợp lách luật, “giữ lại mà như không giữ lại”, hoặc mức giữ lại quá lớn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
Đối với một số nhóm doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm trong nước, doanh nghiệp, xhi nhánh bảo hiểm nước ngoài, mức giữ lại có sự giới hạn nhất định (Theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 42 Nghị định số Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ). Trong đó:
- Đối với tất cả các doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nhượng tái bảo hiểm: Mức trách nhiệm giữ lại tối đa trên mỗi rủi ro hoặc trên mỗi tổn thất riêng lẻ không quá 10% vốn chủ sở hữu
- Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nhượng tái bảo hiểm theo chỉ định của người được bảo hiểm: Tỷ lệ tái bảo hiểm chỉ định tối đa là 90% mức trách nhiệm bảo hiểm (tức mức giữ lại tối thiểu là 10%)
2. Các yếu tố cần được xem xét khi tính toán mức giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
Theo Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 50/2017/TT-BTC ngày 15/07/2017 của Bộ Tài chính, có 07 yếu tố cần được xem xét khi tính toán mức giữ lại của doanh nghiệp, chi nhánh nước ngoài nhượng tái bảo hiểm, bao gồm:
- Các quy định pháp luật về khả năng thanh toán: Doanh nghiệp luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình thanh toán bảo hiểm; Lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ theo quy định và có biên khả năng thanh toán không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu.
- Năng lực khai thác: Năng lực khai thác của doanh nghiệp là năng lực mà doanh nghiệp có thể tận dụng để khai thác chính nguồn lực của mình và thị trường bảo hiểm.
- Khả năng tài chính: Khả năng tài chính là khả năng được chứng nhận bởi các nhà cung cấp các nguồn chỉ số và nguồn dữ liệu xếp hạng tín dụng hoặc cơ quan Nhà nước quản lý doanh nghiệp về nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận.
- Khả năng sẵn sàng chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài: Được đánh giá thông qua các tiêu chí khác nhau về năng lực tài chính và phạm vi hoạt động, đối tượng khách hàng,…
- Việc thu xếp bảo vệ cho các rủi ro lớn và các rủi ro thảm họa: Khả năng ứng phó đối với các rủi ro lớn, rủi ro thảm họa thể hiện mức độ vững chắc trong và sau quá trình nhượng tái bảo hiểm để có đủ khả năng xử lý thanh toán đối với các trách nhiệm giữ lại.
- Việc cân đối các kết quả hoạt động kinh doanh: Dựa trên các báo cáo, thống kê về hoạt động kinh doanh trong các năm tài chính gần nhất
- Các yếu tố cấu thành của danh mục hợp đồng bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm ở đây là hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nhượng bảo hiểm và khách hàng (chủ thể mua bảo hiểm).
- Diễn biến thị trường tái bảo hiểm trong nước và quốc tế: Diễn biến thị trường tái bảo hiểm trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến tất cả các yếu tố trên, đặc biệt thay đổi khả năng tài chính, khả năng thanh toán.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật kinh doanh bảo hiểm
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh