2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 143/2020/TT-BQP ngày 08/12/2020 của Bộ Quốc phòng, có 04 nhóm người lao động và người sử dụng lao động thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng phải đóng bảo hiểm y tế.
Công nhân và viên chức quốc phòng là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, được tuyển chọn, tuyển dụng vào Quân đội nhân dân theo vị trí việc làm hoặc chức danh nghề nghiệp mà không thuộc diện được phong quân hàm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ. (Theo Khoản 2 Điều 2 Luật Công nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng số 98/2015/QH13 ngày 26/11/2015)
Theo Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức số 52/2019/QH14 ngày 25/11/2019, công chức là:
- Công dân Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam
- Làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam (tổ chức chính trị), Nhà nước (cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã), tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương (ví dụ: Tổng liên đoàn lao động Việt Nam), ở tỉnh (ví dụ: Liên đoàn lao động cấp tỉnh), cấp huyện (Liên đoàn lao động huyện); cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam (nhưng không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an; ví dụ như quân nhân dự bị)
- Làm việc trong biên chế và hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước, không làm việc theo hợp đồng lao động, không chịu sự điều chỉnh của các Bộ luật lao động.
Theo đó, công chức quốc phòng cũng không phải công nhân chuyên nghiệp và làm việc cho đơn vị, cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng.
Như vậy, các nhóm đối tượng trên đều không phải quân nhân chuyên nghiệp nên không được ngân sách Nhà nước đóng bảo hiểm y tế, thay vào đó, bản thân người lao động là công chức, công nhân, viên chức quốc phòng và người sử dụng lao động của các đối tượng này phải đóng bảo hiểm y tế.
Đây là nhóm người lao động làm việc theo các loại hợp đồng lao động sau:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn (hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng lao động mà trong đó 02 bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng)
- Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên (hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng lao động mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, trong trường hợp này hợp đồng có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên không phải là một loại hợp đồng theo quy định của pháp luật về lao động)
Người lao động trong trường hợp này có quan hệ lao động với người sử dụng lao động là cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, nhưng không được hưởng lương theo chế độ Nhà nước mà là hưởng lương theo chế độ người sử dụng lao động quyết định. Vì thế các đối tượng này cùng với người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm y tế.
Ban Cơ yếu Chính phủ là cơ quan mật mã quốc gia thuộc Bộ Quốc phòng, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về cơ yếu. Ngoài các thành viên thường trực của Ban Cơ yếu Chính phủ (như Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên thường vụ, Đảng Ủy viên), những người làm công tác khác thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ phải đóng bảo hiểm y tế theo chế độ người lao động và người sử dụng lao động.
Đây là các trí thức trẻ tình nguyện tham gia vào Dự án “Tăng cường trí thức trẻ tình nguyện đến công tác tại các khu kinh tế quốc phòng giai đoạn 2010-2020”, mà chủ đầu tư là Bộ Quốc phòng. Vì vậy xác định người lao động là trí thức trẻ tình nguyện và “người sử dụng lao động” là Bộ Quốc phòng có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm y tế
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh