2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 7 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, có 07 nội dung quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về 03 trong 07 nội dung quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội.
Quốc hội có trách nhiệm ban hành Luật về bảo hiểm xã hội, điều chỉnh các quan hệ liên quan đến bảo hiểm xã hội (Ví dụ: Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014)
Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật, hoặc quy định chi tiết các vấn đề mà Luật chưa nêu hoặc chưa nêu rõ (Ví dụ: Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam).
Các Bộ có trách nhiệm ban hành Thông tư hướng dẫn, quy định chi tiết Nghị định, Luật (Ví dụ: Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/02/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện; Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế)
Các chính sách về bảo hiểm xã hội được ban hành bởi các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm quản lý về bảo hiểm xã hội, cũng có thể do tổ chức chính trị (Đảng Cộng sản Việt Nam) như Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy ban chấp hành trung ương khóa XII số 28-NQ/TW ngày 23/05/2018 của Ban chấp hành trung ương Đảng về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.
Các chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiểm tổ chức, chỉ đạo tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách được quy định trong văn bản pháp luật đó.
Đây chủ yếu là nhiệm vụ của các Bộ thuộc Chính phủ. Ví dụ: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức hoặc chỉ đạo cấp dưới tổ chức các hoạt động, chương trình tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội. Việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm thông thường phải có sự kết hợp của nhiều Bộ, ngành như Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông. Hoạt động này nhằm đảm bảo người lao động, người sử dụng lao động có cơ hội tiếp cận pháp luật, hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm xã hội cũng như đảm bảo các chủ thể này có hiểu biết tối thiểu về việc nộp và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội chủ yếu được thực hiện bởi cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội, từ cấp địa phương đến cấp trung ương. Thông tin bảo hiểm xã hội thực hiện thu thập, sắp xếp bởi các cơ quan quản lý bảo hiểm cấp địa phương, sau đó được tổng hợp và đưa lên cơ quan quản lý lao động cấp trung ương để quản lý và báo cáo lên Chính phủ.
Ngoài ra, hoạt động thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội cũng được thực hiện bởi Vụ bảo hiểm xã hội thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cũng như các cơ quan quản lý người lao động, người sử dụng lao động tại địa phương.
Xem thêm: Nội dung quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội như thế nào? (Phần 2)
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh