2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 18 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, người lao động có 08 quyền về bảo hiểm xã hội. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về 03 trong tổng số 08 quyền này.
Trên thực tế, người lao động tham gia quan hệ lao động với người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, đồng thời, bất thời người lao động nào cũng có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bản thân người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm đảm bảo người lao động của mình phải tham gia bảo hiểm bắt buộc. Đối với người sử dụng lao động của người lao động là người giúp việc gia đình, còn có trách nhiệm trả số tiền bằng với số tiền người lao động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tự nguyện.
Người tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội khi đạt đủ các điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm (phụ thuộc vào thời gian đóng, số tiền đóng bảo hiểm, nhóm người lao động). Người sử dụng cũng có trách nhiệm cung cấp thông tin về chế độ mà người lao động được hưởng cho người lao động.
Khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, thông tin của người lao động được lưu vào cơ sở dữ liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bao gồm thông tin cá nhân (Họ, tên khai sinh, ngày tháng năm sinh, giới tính, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh thư nhân dân, số thẻ căn cước, dân tộc, quốc tịch, nơi đăng ký khai sinh, quê quán, nơi thường trú, họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc hoặc số chứng minh thư nhân dân, số thẻ căn cước của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp, thông tin liên hệ của công dân, mã hộ gia đình, địa chỉ, danh sách các thành viên trong hộ gia đình), thông tin bảo hiểm (Mã số bảo hiểm xã hội, mã đơn vị quản lý người tham gia, cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý, loại đối tượng bảo hiểm xã hội, phương thức đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mã số thuế).
Đồng thời, người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội. Theo Khoản 1 Điều 96 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014:
“Điều 96. Sổ bảo hiểm xã hội
1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.”
Theo đó, sổ này được cấp cho người lao động giữ, giúp người lao động cũng như các chủ thể quản lý người lao động, quản lý bảo hiểm xã hội theo dõi việc đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, đảm bảo các quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho người lao động. Sổ bảo hiểm xã hội do người lao động giữ và tự bảo quản, tuy nhiên, các thông tin trong sổ vẫn được người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý.
Theo Khoản 3 Điều 18 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, việc nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm của người lao động được thực hiện theo một trong các hình thức chi trả sau:
Người lao động tự mình đến cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền để thực hiện thủ tục nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội. Người lao động có thể lựa chọn hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm một lần hoặc định kỳ.
Người lao động có thể đăng ký nhận tiền lương hưu, tiền bảo hiểm xã hội thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng. Tuy nhiên, người lao động phải tiến hành kê khai số tài khoản, ngân hàng nơi mở tài khoản vào tờ khai “Thông báo thay đổi thông tin người hưởng theo mẫu số 2-CBH ban hành theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Người lao động có thể lựa chọn hưởng chế độ bảo hiểm, lương hưu thông qua người sử dụng lao động. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải trả đầy đủ và đúng thời hạn khoản tiền lương hưu, tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Xem thêm: Quyền của người lao động liên quan đến bảo hiểm xã hội như thế nào? (Phần 2)
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh