Quyền của người sử dụng lao động liên quan đến bảo hiểm lao động như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:08 (GMT+7)

Bài viết giải thích về quyền của người sử dụng lao động liên quan đến bảo hiểm lao động

Theo Điều 20 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, người sử dụng lao động có 02 quyền sau liên quan đến bảo hiểm xã hội:

1. Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động và người sử dụng lao động đang làm việc cho mình theo hợp đồng lao động, hợp đồng việc làm,… Vì vậy các hoạt động đóng bảo hiểm xã hội, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động đều có sự tham gia của người sử dụng lao động. Nói cách khác, người sử dụng lao động như một chủ thể trung gian ở giữa người lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội, cũng phải thực hiện rất nhiều yêu cầu của cả người lao động cũng như cơ quan bảo hiểm xã hội liên quan đến bảo hiểm xã hội như yêu cầu của người lao động về cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động, hay yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc đăng ký hồ sơ bảo hiểm xã hội cho người lao động của người sử dụng lao động.

Tuy nhiên, đối với các yêu cầu không đúng quy định của pháp luật như yêu cầu hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi chưa đạt đủ các điều kiện, yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân, thông tin bảo hiểm xã hội của người lao động khác, yêu cầu hoàn trả tiền đóng bảo hiểm cho người lao động,… hoặc yêu cầu cung cấp các tài liệu không cần có trong hồ sơ đăng ký bảo hiểm xã hội, yêu cầu đóng thêm tiền bảo hiểm xã hội không căn cứ vào pháp luật,… thì người sử dụng lao động hoàn toán có thể từ chối thực hiện.

2. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật

Cũng do người sử dụng lao động là chủ thể thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động của mình nên trong quá trình thực hiện các hoạt động liên quan đến bảo hiểm xã hội hoàn toàn có thể phát hiện ra các vi phạm của người lao động cũng như cơ quan Nhà nước, cá nhân có thẩm quyền quản lý bảo hiểm xã hội.

Đối với người lao động, người sử dụng lao động có thể áp dụng các hình thức kỷ luật lao động nếu các hành vi của người lao động vi phạm nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động và các thỏa thuận khác giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nếu các hành vi này có dấu hiệu của hành vi khách quan tội phạm, người sử dụng lao động có thể báo cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự.

Đối với cơ quan Nhà nước, cá nhân quản lý về bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về bảo hiểm xã hội. Hoạt động khiếu nại được thực hiện theo pháp luật về khiếu nại (Luật khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011 và các văn bản liên quan), tố cáo (Luật tố cáo số  25/2018/QH14 ngày 12/06/2018), khởi kiện (theo pháp luật về tố tụng hành chính, Luật tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 ngày 25/11/2015).

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư