2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 1 Điều 9 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 28/11/2013:
“Điều 9.
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Như vậy, về cơ bản Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội bao gồm nhiều tổ chức là thành viên cũng như có số lượng thành viên đông đảo thuộc nhiều thành phần trong xã hội, không thuộc Nhà nước, không thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước. Theo Khoản 2 Điều 9 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 28/11/2013, các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam bao gồm:
- Công đoàn Việt Nam
- Hội nông dân Việt Nam
- Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
- Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
- Hội cựu chiến binh Việt Nam
Các tổ chức này cũng là các tổ chức – chính trị xã hội được công nhận.
Theo Khoản 3 Điều 14 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, Mặt trận tổ quốc Việt Nam có các quyền và trách nhiệm liên quan đến bảo hiểm xã hội như sau.
Hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội rất phù hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do thành phần tham gia các tổ chức chính trị - xã hội này rất đa dạng cũng như với số lượng lớn. Việc tuyên truyền, vận động đối với từng nhóm đối tượng (thanh niên, phụ nữ, nông dân, thương binh,…) được phân chia cho từng tổ chức chính trị - xã hội có thành phần tham gia chủ yếu là các đối tượng này nên phương pháp tuyên truyền, vận động sẽ phù hợp với từng nhóm đối tượng hơn.
Ví dụ đối với Công đoàn, vừa là tổ chức chính trị - xã hội thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng thời cũng là tổ chức đại diện người lao động. Khi người lao động là thành viên của Công đoàn bị ảnh hưởng, bị xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình về bảo hiểm xã hội thì Công đoàn có quyền, cũng như trách nhiệm đại diện cho người lao động yêu cầu chủ thể có thẩm quyền đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho thành viên của mình (như trường hợp người lao động không được cung cấp đầy đủ thông tin về bảo hiểm xã hội, Công đoàn có quyền yêu cầu người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp các thông tin cần thiết trừ các thông tin liên quan đến bí mật quốc gia) hoặc kiện lên Tòa án trong trường hợp tập thể người lao động bị xâm phạm, ảnh hưởng lớn đến quyền, lợi ích về bảo hiểm xã hội, cá nhân người lao bị xâm phạm, ảnh hưởng lớn đến quyền, lợi ích về bảo hiểm xã hội nếu được người lao động ủy quyền (Theo Khoản 8 Điều 10 Luật Công đoàn số 12/2012/QH13 ngày 20/06/2012).
Phản biện xã hội là phản biện đối với hoạt động tổ chức và thực thi quyền lực chính trị, ở đó, quan hệ giữa các chủ thể - phản biện và được phản biện nằm trong mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau: một bên là những thiết chế đại diện có trách nhiệm đưa ra các quyết định lãnh đạo, quản lý chung đối với xã hội, bên kia là các cá nhân công dân và các tổ chức của dân có mối liên hệ về quyền dân chủ, về quyền công dân và sự quan tâm đến lợi ích chung đã đứng ra nêu lên nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến về những vấn đề do các thiết chế thực thi quyền lực công đưa ra với mong muốn quyết định đó trở nên phù hợp hơn, khả thi hơn và đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội. [1]
Như vậy, phản biện xã hội là quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên do các tổ chức này đại diện cho các thành viên của mình (đoàn viên, hội viên) thực hiện đưa ra các ý kiến đối với các vấn đề thực thi pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với người lao động nói riêng, người trong nhóm có khả năng lao động nói chung.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị thành viên có trách nhiệm tham gia nêu ý kiến, góp ý với cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, để đảm bảo quyền lợi cho các thành viên (hội viên, đoàn viên) của mình. Ví dụ: Đối với người lao động nói chung, Công đoàn có trách nhiệm đại diện cho người lao động, là “tiếng nói” của người lao động khi nêu các ý kiến về các quy định bảo hiểm xã hội, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Do là tổ chức chính trị - xã hội độc lập với Nhà nước, có sự tham gia của nhiều thành phần của xã hội cũng như được tham gia phản biện xã hội, xây dựng chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, nên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên được thực hiện giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với các hội viên, đoàn viên của mình cũng như các chủ thể liên quan như người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội.
Luật Hoàng Anh
[1] Phản biện xã hội: ý nghĩa, cơ chế và điều kiện thực thi - Bùi Xuân Đức, PGS, TS. Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
(http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=206950)
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh