2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ:
- Chủ thể được thay đổi phương thức đóng, mức thu nhập đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện: Người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Thời gian thực hiện thay đổi phương thức đóng, mức thu nhập đóng bảo hiểm: Ít nhất sau khi thực hiện phương thức đóng đã lựa chọn trước đó.
Ví dụ: Người lao động A đăng ký phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là 03 tháng một lần, khi thay đổi phương thức đóng, thì người lao động A phải hoàn thành 03 tháng đóng bảo hiểm xã hội đầu tiên, không được thực hiện đổi phương thức giữa 03 tháng đóng.
Điều 10 Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/02/2016 cũng có ví dụ về thời điểm thay đổi phương thức đóng, mức thu nhập đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động như sau:
Ví dụ 27: Ông T tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ tháng 8/2016 và đăng ký với tổ chức bảo hiểm xã hội theo phương thức đóng hằng quý, mức thu nhập tháng lựa chọn là 4.500.000 đồng/tháng. Sau đó ông T có nguyện vọng được chuyển phương thức đóng sang 6 tháng một lần và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là 5.000.000 đồng/tháng. Thì việc thay đổi trên được thực hiện sớm nhất là từ tháng 11/2016.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội đã lựa chọn một trong các phương thức đóng mà đủ điều kiện đóng một lần cho những năm còn thiếu (đủ tuổi và thiếu tối đa 10 năm đóng bảo hiểm xã hội) thì được lựa chọn đóng 01 lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu ngay khi đủ điều kiện mà không phải chờ thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.
Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có quy định ví dụ sau:
Ví dụ 3: Ông C tham gia BHXH tự nguyện từ tháng 8/2016 và đăng ký với cơ quan BHXH theo phương thức đóng 03 tháng một lần. Sau đó ông C có nguyện vọng được chuyển phương thức đóng sang 6 tháng một lần. Thì việc thay đổi trên được thực hiện sớm nhất là từ tháng 11/2016. Tuy nhiên, tháng 01/2017 ông C đủ 60 tuổi và đã có thời gian đóng BHXH là 10 năm thì ông C được lựa chọn đóng một lần cho những năm còn thiếu tại tháng 01/2017 để hưởng lương hưu.
Tương tự như trường hợp trên, theo Tiết 7.2 Khoản 7 Điều 10 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã lựa chọn mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo một lần cho những năm còn thiếu (đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội – tối đa 10 năm còn thiếu) thì được lựa chọn mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu ngay khi đủ điều kiện mà không phải chờ thực hiện xong mức thu nhập đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đã chọn trước đó.
Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng có quy định ví dụ sau:
Ví dụ 9: Ông C nêu ở ví dụ 3 tham gia BHXH tự nguyện từ tháng 8/2016 và đăng ký với cơ quan BHXH theo phương thức đóng 03 tháng một lần, mức thu nhập tháng lựa chọn là 4.500.000 đồng/tháng. Sau đó ông C có nguyện vọng được chuyển phương thức đóng sang 6 tháng một lần và thay đổi mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện là 5.000.000 đồng/tháng. Thì việc thay đổi trên được thực hiện sớm nhất là từ tháng 11/2016. Tuy nhiên, tháng 01/2017 ông C đủ 60 tuổi và đã có thời gian đóng BHXH là 10 năm thì ông C được lựa chọn đóng một lần cho những năm còn thiếu và thay đổi mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện tại tháng 01/2017 để hưởng lương hưu.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh