2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 2 Điều 12 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thời gian được nhận hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội của Nhà nước của các chủ thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được giới hạn (tức không được hỗ trợ trong toàn thời gian người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện):
“Điều 12. Hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện theo quy định tại Điều 87 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
2. Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).”
Theo đó, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong thời hạn ngắn hơn 10 năm có thể hưởng hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian ngắn hơn so với thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Đối với trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên 10 năm thì người lao động có thể được hưởng hỗ trợ trong thời gian dài nhất là 10 năm.
Theo Khoản 3 Điều 12 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phương thức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội của Nhà nước được thực hiện như sau:
- Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc đối tượng được hỗ trợ nộp tiền đóng bảo hiểm xã hội không trực tiếp nhận tiền hỗ trợ: Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc đối tượng được hỗ trợ nộp tiền đóng bảo hiểm xã hội đóng phần thuộc trách nhiệm đóng của mình cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đại lý thu
- Tổng hợp đối tượng được hỗ trợ: Định kỳ 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng, cơ quan Bảo hiểm xã hội tổng hợp số đối tượng được hỗ trợ, số tiền thu của đối tượng và số tiền ngân sách Nhà nước hỗ trợ (theo Mẫu D06-TS), gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào Quỹ bảo hiểm xã hội
- Phân bổ hỗ trợ: Cơ quan tài chính căn cứ quy định về phân cấp quản lý Ngân sách của địa phương và bảng tổng hợp đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (theo mẫu D05-TS), kinh phí ngân sách Nhà nước hỗ trợ do cơ quan Bảo hiểm xã hội chuyển đến, có trách nhiệm chuyển kinh phí vào Quỹ bảo hiểm xã hội mỗi quý một lần (chậm nhất đến ngày 31/12 hằng năm phải thực hiện xong việc chuyển kinh phí hỗ trợ vào Quỹ bảo hiểm xã hội của năm đó.
Như vậy, phương thức hỗ trợ của Nhà nước không được thực hiện từ phía người lao động mà từ phía cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội, nhằm kiểm soát dòng tiền hỗ trợ cho người lao động một cách chặt chẽ hơn, tránh trường hợp trục lợi từ tiền hỗ trợ từ phía người lao động hay người làm nhiệm vụ quản lý về bảo hiểm xã hội.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh