2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội như thế nào? (Phần 1) đã giới thiệu về 04 trên tổng số 17 trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về 04 trách nhiệm tiếp theo của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Cơ quan bảo hiểm xã hội huyện, cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận các hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ người lao động, người sử dụng và các chủ thể khác tham gia bảo hiểm.
Đồng thời, sau khi đã tiếp nhận hồ sơ và cấp sổ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho chủ thể tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì cơ quan bảo hiểm xã hội cũng bắt đầu thu tiền đóng bảo hiểm của các chủ thể này định kỳ (theo đăng ký của các chủ thể). Tới thời điểm các chủ thể này đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết chế độ cho các chủ thể đó.
Ngoài ra, chế độ hưu trí, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp phải được cơ quan bảo hiểm xã hội tổ chức trả cho chủ thể tham gia bảo hiểm một cách thuận tiện, đúng thời hạn (tức có thể dùng nhiều phương thức khác nhau như giao dịch điện tử, thông qua người sử dụng lao động, thông qua tổ chức được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền trả lương hưu, trợ cấp cho người hưởng chế độ).
Hằng năm, các cơ quan bảo hiểm tỉnh và huyện tiến hành xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho từng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, đồng thời cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi được 03 chủ thể là người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu. Đây cũng là một trong các quyền các chủ thể này nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động, tránh trường hợp sai sót trong quản lý bảo hiểm của người lao động.
Hằng năm, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm của người lao động cho người sử dụng lao động để người sử dụng lao động thực hiện trách nhiệm niêm yết công khai thông tin với người lao động. Tức là, đây là một trong các trách nhiệm giúp chủ thể khác (cụ thể là người sử dụng lao động) thực hiện một trách nhiệm khác, nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động, để người lao động biết rõ về việc đóng và hưởng bảo hiểm xã hội của mình.
Cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp đều phải có trang web để thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền, thông tin về bảo hiểm xã hội đến các chủ thể khác như người lao động, người sử dụng lao động,… đồng thời các cơ quan này cũng phải thành lập cơ sở dữ liệu hệ thống các cấp bảo hiểm xã hội nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý xã hội, lưu hồ sơ người tham gia bảo hiểm xã hội. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm xã hội qua Cổng dữ liệu quốc gia, Cổng dịch vụ cổng quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và hình thức khác do cơ quan có thẩm quyền cung cấp. Các cơ quan bảo hiểm có trách nhiệm đảm bảo xây dựng, bảo trì cơ sở dữ liệu cũng như các trang thông tin (trang web) của mình thường xuyên, để cơ sở dữ liệu, trang thông tin hoạt động thường xuyên, liên tục, không gặp trục trặc.
Xem thêm:
Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội như thế nào? (Phần 1)
Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội như thế nào? (Phần 3)
Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội như thế nào? (Phần 4)
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh