Trách nhiệm của người sử dụng lao động liên quan đến bảo hiểm xã hội như thế nào? (Phần 1)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:08 (GMT+7)

Bài viết giải thích về trách nhiệm của người sử dụng lao động liên quan đến bảo hiểm xã hội

Theo Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, người sử dụng lao động có 08 trách nhiệm liên quan đến bảo hiểm xã hội. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về 04 trách nhiệm trong tổng số 08 trách nhiệm này.

1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội

Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội. Hồ sơ này, theo Khoản 1 Điều 23 Quyết định số 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngày 14/04/2017, bao gồm:

(i)  Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị:

- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội (Mẫu TK1-TS ban hành kèm Quyết định số 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngày 14/04/2017).

- Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03 ban hành kèm Quyết định số 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngày 14/04/2017.

(ii) Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội (Mẫu TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngày 14/04/2017)

- Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc hợp đồng lao động được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.

(iii) Đối với đơn vị (toàn bộ đơn vị người sử dụng lao động)

- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngày 14/04/2017).

- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngày 14/04/2017).

- Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngày 14/04/2017).

Người sử dụng lao động thực hiện giúp đỡ người lao động điền vào các tờ khai bảo hiểm xã hội, đồng thời cũng phải tiến hành nộp các hồ sơ đăng ký bảo hiểm xã hội của người lao động và của đơn vị mình lên cơ quan bảo hiểm xã hội.

2. Đóng bảo hiểm xã hội theo và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động của mình, nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm cho người lao động đã đăng ký bảo hiểm xã hội thì có thể bị phạt hành chính đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, thậm chí có thể bị xử lý hình sự đối với tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Điều 216 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017).

Về mức đóng và phương thức đóng, người sử dụng lao động thực hiện đóng cho người lao động được thực hiện theo quy định tại Điều 86 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 và Điều 44 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015 (đối với riêng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp).

Người sử dụng lao động tiến hành trích lương tháng của người lao động để đóng bảo hiểm xã hội thay vì để thu tiền đóng bảo hiểm xã hội từ người lao động. Đối với trường hợp người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; Cán bộ, công chức, viên chức; Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý, điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không thuộc các trường hợp trên và đủ 15 tuổi), người sử dụng lao động trích 8% lương của người lao động.

Riêng đối với trường hợp, người lao động là người làm việc không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn thì trích 8% mức lương cơ sở.

3. Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa

Những người lao động thuộc đối tượng đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa bao gồm:

- Người lao động bị tai nạn lao động, bện nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp: sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định; sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.

- Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp: Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp; Bị tai nạn lao động nhiều lần; Bị nhiều bệnh nghề nghiệp

- Người lao động hưởng lương hưu bị suy giảm khả năng lao động theo Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014

Riêng đối với những trường hợp trên, người sử dụng lao động có trách nhiệm giới thiệu người lao động đi khám giám định suy giảm khả năng để thực hiện các chế độ cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Xem thêm:

Trách nhiệm của người sử dụng lao động liên quan đến bảo hiểm xã hội như thế nào? (Phần 2)

Trách nhiệm của người sử dụng lao động liên quan đến bảo hiểm xã hội như thế nào? (Phần 3)

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư