2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 12 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, Ủy ban nhân dân các cấp (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) có 05 trách nhiệm về bảo hiểm xã hội.
Các chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội được xây dựng và ban hành chủ yếu bởi các cơ quan Nhà nước cấp trung ương, cơ quan cấp trung ương của tổ chức chính trị (Ban chấp hành trung ương Đảng). Các cấp địa phương chủ yếu thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội do các cấp trung ương tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội thông qua hoạt động tổ chức các cơ quan quản lý về lao động, bảo hiểm xã hội thuộc Ủy ban nhân nhân (như Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội), hoặc trực tiếp ban hành các văn bản thi hành pháp luật liên quan đến vấn đề bảo hiểm xã hội để cơ quan quản lý về bảo hiểm xã hội thực hiện (Ví dụ: Quyết định 1104/QĐ-UBND ngày 22/4/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm y tế năm 2021)
Ủy nhân nhân dân cấp tỉnh xây dựng và giao chỉ tiêu phát triển tham bảo hiểm xã hội trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dựa trên giao chỉ tiêu của bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt chỉ tiêu này.
Tương tự đối với các trường hợp của Ủy ban nhân dân cấp huyện (xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng bảo hiểm xã hội dựa trên chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội được xây dựng bởi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân cấp xã (xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng bảo hiểm xã hội dựa trên chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội được xây dựng bởi Ủy ban nhân dân cấp huyện).
Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo các cơ quan của mình thực hiện phối hợp thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, các chủ thể đóng bảo hiểm xã hội, và các đối tượng tiềm năng tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho người lao động trong địa bàn quản lý của mình.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện đều có cơ quan chuyên môn thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội (Thanh tra Tỉnh, Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội,…). Ủy ban nhân dân thực hiện chỉ đạo các cơ quan này thực hiện công tác thanh tra theo quy định của pháp luật.
Đây là khi có các trường hợp phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội mà người lao động không được hưởng quyền, lợi ích chính đáng về bảo hiểm xã hội do sự thiếu thống nhất trong chính sách, sự chênh lệch so với thực tế của pháp luật. Trong trường hợp này, cấp Ủy ban nhân dân báo cáo lên cấp Ủy ban nhân dân cấp cao hơn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trình lên Chính phủ quyết định biện pháp xử lý.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh