2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Giai cấp nông dân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lịch sử và sự phát triển của xã hội, nhất là ở các quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp như Việt Nam. Nông dân là lực lượng sản xuất chính của ngành nông nghiệp, cung cấp lương thực và thực phẩm cho toàn xã hội và đã đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Vậy Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10) có ý nghĩa gì? Điều đó sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây.
Hội Nông dân Việt Nam có lịch sử hình thành gắn liền với quá trình đấu tranh cách mạng của giai cấp nông dân và sự phát triển của cách mạng Việt Nam, Cụ thể được chia thành các giai đoạn như sau:
Trước năm 1930, phong trào nông dân Việt Nam chủ yếu mang tính tự phát, chống lại chế độ thực dân Pháp và phong kiến bóc lột. Những cuộc đấu tranh này lẻ tẻ và chưa có tổ chức rõ ràng.
Ngày 14 tháng 10 năm 1930, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã quyết định thành lập "Tổng Nông hội Đông Dương", tiền thân của Hội Nông dân Việt Nam. Đây là bước ngoặt lớn, đánh dấu sự ra đời của một tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho giai cấp nông dân, góp phần quan trọng vào phong trào cách mạng.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Hội Nông dân đóng vai trò quan trọng trong việc huy động nông dân tham gia kháng chiến, đóng góp sức người, sức của cho công cuộc giải phóng dân tộc.
Hội Nông dân lúc này tập trung vào các hoạt động như cải cách ruộng đất, huy động nông dân tham gia quân sự, xây dựng hậu phương vững mạnh để phục vụ cho chiến tranh.
Sau khi miền Bắc được giải phóng năm 1954, Hội Nông dân tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc huy động lực lượng nông dân tham gia vào công cuộc cải cách ruộng đất và xây dựng hợp tác xã nông nghiệp.
Đồng thời, Hội cũng tích cực đóng góp cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, huy động nguồn lực để chi viện cho chiến trường miền Nam.
Sau khi đất nước thống nhất vào năm 1975, Hội Nông dân Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò trong công cuộc phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng đất nước.
Năm 1988, Hội Nông dân chính thức được đổi tên thành "Hội Nông dân Việt Nam", nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng. Hội tập trung vào việc vận động nông dân tham gia phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong thời kỳ đổi mới, Hội Nông dân tiếp tục nâng cao vai trò đại diện cho quyền và lợi ích của nông dân, tích cực tham gia xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, và các chương trình xóa đói giảm nghèo.
Hội cũng tham gia nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, đào tạo nghề, khuyến khích ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống và thu nhập cho nông dân.
Hội Nông dân Việt Nam đến nay đã trở thành một tổ chức lớn mạnh, có mạng lưới rộng khắp từ trung ương đến cơ sở, góp phần vào sự phát triển bền vững của nông nghiệp và nông thôn.
Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10) mang ý nghĩa quan trọng đối với giai cấp nông dân cũng như sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn Việt Nam:
Ngày 14/10 là dịp để tôn vinh giai cấp nông dân, những người đã có đóng góp quan trọng trong lịch sử đấu tranh cách mạng và phát triển kinh tế của đất nước. Nông dân không chỉ là lực lượng sản xuất chủ yếu trong nền kinh tế nông nghiệp mà còn là nhân tố quan trọng trong việc duy trì an ninh lương thực và phát triển đất nước.
Việc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Hội Nông dân là cách để ghi nhận và đánh giá cao vai trò, cống hiến của nông dân trong mọi giai đoạn lịch sử.
Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho quyền lợi của nông dân, kết nối giữa Đảng, Nhà nước và giai cấp nông dân. Ngày thành lập Hội là dịp để khẳng định vai trò của Hội trong việc bảo vệ quyền lợi, vận động và hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước.
Hội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp nông dân tiếp cận các nguồn lực, khoa học kỹ thuật và chính sách, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản xuất nông nghiệp.
Ngày thành lập Hội Nông dân là cơ hội để nhìn lại những thành tựu mà giai cấp nông dân và Hội Nông dân đã đạt được qua các giai đoạn phát triển của đất nước, từ kháng chiến giành độc lập đến xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Đồng thời, đây cũng là dịp để Hội Nông dân định hướng những hoạt động trong tương lai, tiếp tục phát huy vai trò trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.
Ngày 14/10 còn là dịp để tổ chức các hoạt động gắn kết cộng đồng nông dân, nâng cao tinh thần đoàn kết, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức trong sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống và phát triển nông thôn. Các hoạt động như hội thảo, tọa đàm, thi đua sản xuất, hoặc các hoạt động văn hóa - xã hội đều góp phần nâng cao tinh thần tự hào của người nông dân.
Ngày kỷ niệm thành lập Hội cũng là dịp để tuyên dương các tấm gương nông dân tiêu biểu, các hợp tác xã, các mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại, từ đó tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước trong toàn thể giai cấp nông dân.
Việc phát động các phong trào thi đua trong sản xuất, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới… sẽ khuyến khích nông dân tích cực tham gia vào công cuộc phát triển đất nước theo hướng hiện đại, bền vững.
Việc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam được quy định tại Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định về ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các bộ, ngành, địa phương như sau:
1. Năm tròn
a) Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
b) Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
- Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
c) Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
2. Năm khác: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
3. Kinh phí tổ chức ngày thành lập, ngày truyền thống được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Căn cứ theo cách tính năm tròn và năm khác của Nghị định 111/2018/NĐ-CP thì ngày kỷ niệm thành lập Hội Nông dân Việt Nam năm nay (14/10/1930 – 14/10/2024) là năm khác nên chỉ tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập mà không tổ chức lễ kỷ niệm.
Các cơ quan chuyên trách của hội nông dân cấp tỉnh, cấp huyện có chức năng tham mưu, giúp việc cho ban chấp hành mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ hội nông dân cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo công tác hội; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác hội theo Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam và các quy định của Đảng, Nhà nước có liên quan.
Tham mưu, giúp việc ban thường vụ, ban chấp hành hội nông dân cùng cấp thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam; chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của ban chấp hành, ban thường vụ hội nông dân cùng cấp và phong trào nông dân theo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương và chỉ đạo của tổ chức hội cấp trên; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy định.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát theo Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam và các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan.
- Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật theo phân công, phân cấp.
- Sơ kết, tổng kết công tác hội và phong trào nông dân theo phân công, phân cấp.
- Quản lý, điều hành, bảo đảm điều kiện hoạt động của cơ quan; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác; xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh. Đề xuất các chế độ, chính sách liên quan đến quyền, lợi ích của cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan chuyên trách công tác hội nông dân.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban thường vụ, ban chấp hành hội nông dân cùng cấp giao.
Căn cứ nguyên tắc tổ chức quy định tại Điều 2 Quy định 212-QĐ/TW chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh xem xét quyết định thành lập tối đa 4 ban chuyên môn, gồm: Văn phòng, ban xây dựng hội, ban kinh tế - xã hội, trung tâm hỗ trợ nông dân. Trường hợp biên chế của bộ phận chuyên môn không đủ để thành lập ban thì xem xét sáp nhập vào ban có nhiệm vụ tương đồng.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh