2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Chiến tranh đã qua đi nhưng nó vẫn để lại những dấu ấn chẳng thể phai mờ trong trái tim mỗi người con Việt Nam. Đó là nỗi đau chẳng thể nào nguôi về thời kì nước mất nhà tan và biết bao cha anh đã ngã xuống vì hòa bình của Tổ quốc. Đó là niềm tự hào về một thời kỳ hào hùng khi tinh thần yêu nước và lòng đoàn kết toàn dân tộc như một ngọn đuốc rực cháy, thắp sáng sức mạnh Việt Nam. Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12) là một dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, cũng thể hiện sâu sắc về tinh thần yêu nước và sức mạnh đoàn kết dân tộc của nhân dân Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ hơn về ý nghĩa của ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12).
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, đánh dấu sự độc lập của dân tộc Việt Nam sau hơn 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Tuy nhiên, nền độc lập non trẻ này nhanh chóng đứng trước những thử thách lớn khi thực dân Pháp, với âm mưu xâm lược Việt Nam lần nữa, đã quay trở lại Đông Dương. Dưới danh nghĩa giải giáp quân Nhật sau Thế chiến II, thực dân Pháp từng bước chiếm đóng nhiều vùng lãnh thổ nước ta.
Tháng 9/1945, quân Pháp theo chân quân đội Anh vào miền Nam. Tại miền Bắc, Pháp câu kết với quân Tưởng Giới Thạch để gây sức ép với chính quyền cách mạng. Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên trì đàm phán với Pháp để bảo vệ hòa bình, tránh xung đột. Điển hình là việc ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946. Tuy nhiên, phía Pháp vẫn ngang nhiên vi phạm các thỏa thuận, tiếp tục tăng cường lực lượng quân sự, chiếm đóng trái phép nhiều vùng và chuẩn bị tiến công vào các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội.
Ngày 18/12/1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư đòi quân đội Việt Nam giao quyền kiểm soát Thủ đô Hà Nội, giải tán lực lượng tự vệ, nếu không chúng sẽ nổ súng tấn công. Tối ngày 18 và rạng sáng 19/12/1946, Pháp nổ súng tấn công Hà Nội và các thành phố lớn, buộc Việt Nam phải bước vào cuộc chiến đấu toàn diện. Trước hành động xâm lược trắng trợn đó, Đảng và Chính phủ Việt Nam không còn con đường nào khác ngoài việc đứng lên kháng chiến để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Tối ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến với tinh thần: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!”. Ngay trong đêm, quân dân Thủ đô Hà Nội đã anh dũng nổ súng mở đầu cuộc kháng chiến. Hàng loạt các đô thị và địa phương khác cũng đồng loạt hưởng ứng lời kêu gọi, tạo thành một cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện trên khắp cả nước.
Lời kêu gọi đã khơi dậy tinh thần yêu nước và ý chí chiến đấu quật cường của toàn dân, mở đầu cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, kéo dài suốt 9 năm và kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu năm 1954. Ngày Toàn quốc kháng chiến trở thành biểu tượng của tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
Ngày 18 và 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp hội nghị tại Vạn Phúc (Hà Đông), ra quyết định lịch sử: phát động toàn quốc kháng chiến. Đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến:
“Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!
Kháng chiến thắng lợi muôn năm!"
Đó là lời hịch cứu nước, thể hiện ý chí quyết tâm sắt đá của cả dân tộc, khơi dậy sức mạnh chủ nghĩa yêu nước, truyền thống anh hùng bất khuất; động viên, thôi thúc, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bước vào cuộc kháng chiến giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Ngày Toàn quốc kháng chiến đánh dấu sự đoàn kết của toàn dân tộc, từ các đô thị lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng đến các vùng nông thôn, đều đồng loạt hưởng ứng lời kêu gọi, chống lại quân xâm lược.
Đã 78 năm trôi qua nhưng lời kêu gọi bất hủ có giá trị lịch sử sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị, khẳng định bài học lớn về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Chúng ta càng nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn về chủ trương phát động toàn quốc kháng chiến của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946). Trước hết, đó là kết quả từ một quá trình đấu tranh đầy cam go, phức tạp, thể hiện bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trước thử thách ngặt nghèo, mà biểu hiện cụ thể là những quyết sách đúng đắn, sáng tạo vừa linh hoạt, mềm dẻo, nhưng cũng rất kiên quyết.
Kết quả đem lại là chúng ta từng bước loại bỏ bớt kẻ thù, tranh thủ được thời gian chuẩn bị tiềm lực để bước vào kháng chiến. Mặt khác, quyết định phát động toàn quốc kháng chiến còn thể hiện rõ sức mạnh to lớn của cách mạng Việt Nam, sức mạnh ấy được tạo ra từ truyền thống yêu nước nồng nàn kết hợp với chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, nhờ đó mà ngay từ đầu chúng ta đập tan âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài, mở ra thắng lợi đầu tiên trong cuộc trường chinh 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc (1945 - 1975). Bao trùm hơn tất cả, quyết định ấy góp phần khẳng định cho đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương trong cuộc đụng đầu lịch sử với thực dân Pháp.
Toàn quốc kháng chiến đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi về tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường của Nhân dân Việt Nam trong thế kỷ 20 và để lại nhiều bài học vô cùng quý giá.
Ngày 19/12 hằng năm, Việt Nam tổ chức kỷ niệm Ngày Toàn quốc kháng chiến để nhắc nhở thế hệ sau về truyền thống yêu nước, ý chí quật cường, và tinh thần đoàn kết của dân tộc trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.
Phát huy tinh thần toàn quốc kháng chiến trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay, chúng ta cần giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng; tranh thủ thời cơ thuận lợi, khắc phục những khó khăn, thách thức để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, tạo tiềm lực to lớn cho đất nước; không ngừng chăm lo củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc; kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; nêu cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh chống các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch trong và ngoài nước…
“Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” ra đời cách đây đã 78 năm nhưng ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của nó vẫn còn nguyên giá trị. Và ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12) hằng năm như một biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường, bất khuất và lòng quyết tâm chống ngoại xâm của dân tộc ta, đây còn là Cương lĩnh về khát vọng hòa bình, tiếp thêm sức mạnh cho toàn dân tộc vững bước trên con đường đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Luật sư NGUYỄN ĐÌNH HIỆP - Những con số biết nói
Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, Luật sư Nguyễn Đình Hiệp có sự am hiểu sâu sắc hệ thống pháp luật Việt Nam và triển khai thành công rất nhiều các vụ việc như:
2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
2
Tư vấn cấp Giấy phép viễn thông cho doanh nghiệp Việt Nam
8
Tư vấn pháp lý thường xuyên cho các doanh nghiệp Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc. Tiêu biểu như Công ty CP Tập đoàn Bình Minh, Công ty CP DV Viễn thông Hải Phòng
10
Tư vấn, xử lý thu hồi công nợ và khởi kiện/khởi tố các đối tượng có nợ khó đòi
10
Tư vấn pháp lý đầu tư, giấy phép, chuyển nhượng các dự án khoáng sản. Tiêu biểu như Dự án khai thác Khoáng sản của Công ty khoáng sản An Vượng tại huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình (50ha).
15
Tư vấn pháp lý dự án đầu tư mở rộng sản xuất. Tiêu biểu như Dự án sản xuất 50 triệu sản phẩm điện tử thanh toán Công ty TNHH ST Vina (Hàn Quốc); Dự án mở rộng quy mô sản xuất của Công ty TNHH RFTech Việt Nam lên 20 triệu đô la Mỹ;
20
Tư vấn hợp đồng chuyển giao công nghệ và thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (hầu hết là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)
20
Tư vấn pháp lý dự án đầu tư bất động sản. Tiêu biểu như Dự án khu nghỉ dưỡng tại Vịnh Lan Hạ, thành phố Hải Phòng (30ha); Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Avana Mai Chau Hideway, tỉnh Hòa Bình (32ha)
30
Tư vấn, thành lập các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong các lĩnh vực. Tiêu biểu như Dự án nhà máy sản xuất của Công ty Mass Well Limited, Công ty Modern Shine Limited tại Trung tâm công nghiệp GNP Yên Bình
300
Tư vấn hồ sơ công bố sản phẩm, hồ sơ phòng cháy chữa cháy, hồ sơ an toàn vệ sinh thực phẩm, đăng ký mã số mã vạch, đăng ký/thông báo website…
500
Tư vấn bảo hộ nhãn hiệu (thương hiệu), quyền tác giả, sáng chế
700
Tư vấn, thực hiện các thủ tục, giấy phép con như: Giấy phép lao động cho người nước ngoài, cấp phép tạm trú cho người nước ngoài, Giấy phép trung tâm ngoại ngữ, Giấy phép ngành dược, Giấy phép quảng cáo…
2000
Tư vấn, thành lập các doanh nghiệp mới, chi nhánh, văn phòng đại diện trên cả nước; các thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp trên cả nước
3000
Tư vấn các vụ việc ly hôn, chia tài sản, quyền nuôi con; chia thừa kế; tranh chấp đất đai; tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và tố tụng hành chính.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh