2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thuật ngữ người đại diện theo ủy quyền khá phổ biến trong thực tiễn hiện nay. Nhu cầu về người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự cũng ngày càng tăng với những vụ việc phức tạp. Vậy người đại diện theo ủy quyền được hiểu như thế nào?
- Bộ luật dân sự năm 2015
- Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Trong khoa học pháp lý, ủy quyền trong tố tụng dân sự được các nhà nghiên cứu tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo Từ điển Hán Việt của tác giả Đào Duy Anh, “tố tụng” là việc thưa kiện; “tố tụng pháp lý” là việc pháp luật quy định những thủ tục về tố tụng. Tố tụng có nguồn gốc từ tiếng La tinh, được hiểu là một quy trình phải tuân theo trong vụ kiện tụng. Ở Anh, các nhà nghiên cứu luật học cho rằng: “Tố tụng là những bước tiến hành mang tính hình thức mà thông qua đó vụ kiện được giải quyết”. Các nhà nghiên cứu luật học Pháp lại cho rằng: “Tố tụng là toàn bộ thể thức phải tuân theo để đệ trình một yêu cầu trước thẩm phán”. Thuật ngữ “Tố tụng dân sự” được hiểu là trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động do pháp luật quy định để Tòa án xem xét giải quyết và thi hành các vụ án dân sự.
Theo từ điển tiếng Việt, “ủy quyền” là giao quyền cho ai đó thay mặt mình. Đại diện là việc pháp nhân, cá nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây được gọi chung là người được đại diện). Xác lập thực hiện giao dịch dân sự. Theo điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015: "Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự".
Từ những phân tích trên, có thể hiểu một cách tổng quan đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự là quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện trong tố tụng dân sự. Theo đó, người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự có thể là một chủ thể của quan hệ pháp luật. Chủ thể này có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, thực hiện nghĩa vụ thay mặt chủ thể ủy quyền và tham gia tố tụng tại Tòa án.
Người đại diện theo ủy quyền của đương sự mang đầu đủ các đặc điểm của đương sự. Ngoài ra còn mang những đặc trưng cơ bản sau:
- Thứ nhất, người đại diện theo ủy quyền của đương sự là kết quả của việc ủy quyền trên cơ sở sự thỏa thuận của người đại diện và người được đại diện. Ủy quyền trong tố tụng dân sự được xem như là một bộ phận của ủy quyền nói chung do luật dân sự quy định. Vậy nên cơ sở hình thành nên quan hệ ủy quyền cũng như người đại diện theo ủy quyền là ý chí thỏa thuận giữa các bên. Các bên phải tuân thủ nguyên tắc tự do, tự nguyên cam kết trong việc thiết lập và thực hiện quyền và nghĩa vụ của luật dân sự.
- Thứ hai, người đại diện theo ủy quyền có các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của người được đại diện trong phạm vi ủy quyền. Khi giao kết quan hệ ủy quyền các bên sẽ thỏa thuận quyền và nghĩa vụ của các bên. Theo đó người được đại diện có thể ủy quyền toàn bộ hoặc một phần quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự cho người đại diện. Hay nói cách khác, người đại diện sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ của người được đại diện trong phạm vi đã thỏa thuận.
- Người đại diện theo ủy quyền của đương sự nhân danh đương sự tham gia tố tụng dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Việc pháp luật cho phép đương sự được ủy quyền cho người khác thay mình tham gia tố tụng được xem là giải pháp tạo điều kiện cho cá nhân, pháp nhân tham gia vào hoạt động tố tụng một cách thuận lợi. Người đại diện theo ủy quyền sẽ thay mặt người được đại diện tham gia vào một phần hoặc toàn bộ quá trình tố tụng. Qua đó, gián tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của người được đại diện.
- Thứ nhất, người đại diện theo ủy quyền góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Trong nhiều trường hợp mặc dù đương sự có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, tuy nhiên do trình độ hiểu biết pháp luật cũng như kỹ năng trong tố tụng hạn chế, đương sự không thể tự mình tham gia. Lúc này người đại diện theo ủy quyền sẽ góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
- Thứ hai, Sự xuất hiện của người đại diện làm cho quá trình giải quyết Vụ án được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn. Lý do bởi vì họ thường là những người có kiến thức, kỹ năng pháp luật. Khi xác lập quan hệ ủy quyền, người đại diện sẽ thay mặt đương sự thực hiện quyền và nghĩa vụ trong phạm vi đại diện. Điều này giúp ích cho việc bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đồng thời hạn chế tối đa, hoặc phòng tránh được yếu tố chủ quan từ quan điểm của cơ quan tiến hành tố tụng.
Thứ ba, người đại diện theo ủy quyền góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của các chủ thể tham gia. Đương sự mặc dù có đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, kiến thức pháp luật của họ còn hạn chế, họ có thể có kiến thức kỹ năng ở các lĩnh vực khác nhưng sẽ không nắm rõ cụ thể hành lang pháp lý trong quan hệ pháp luật họ tham gia.
Thứ nhất, đương sự có thể không am hiểu rõ về quy định của pháp luật. Mặc dù quy định pháp luật Việt Nam được quy định rõ ràng, tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều có thể nắm rõ các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật Việt Nam về các quan hệ pháp luật khá đa dạng về cả pháp luật nội dung và hình thức. Điều này đồng nghĩa với việc đương sự khó có thể nắm bắt được tất cả các quy định của pháp luật. Việc đương sự ủy quyền cho người đại diện tham gia trong phạm vi ủy quyền sẽ góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình
Thứ hai, đương sự không có đủ thời gian, hoặc vì khoảng cách địa lý quá xa. Đương sự có thể có những công việc khác không đủ thời gian, họ hoàn toàn có thể ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng. Điều này đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ cũng như góp phần giải quyết vụ án nhanh chóng, thuận tiện hơn.
Thứ ba, người đại diện theo ủy quyền sẽ góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Trong nhiều trường hợp đương sự mặc dù có đầy đủ năng lực hành vi pháp luật dân sự nhưng do trình độ hiểu biết pháp luật hạn chế hoặc vì những lý do cá nhân khác. Khi đó người đại diện theo ủy quyền sẽ góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự một cách thuận lợi.
Căn cứ theo điều 138 Bộ Luật Dân sự năm 2015:
- Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
- Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.”
Đối với người đại diện theo ủy quyền là cá nhân, để thực hiện việc đại diện theo ủy quyền cho đương sự cần đáp ứng các điều kiện: Là người có năng lực hành vi tố tụng dân sự theo quy định tại Điều 69 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó, người đại diện phải từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị mất năng lực hành vi dân sự. Người đại diện theo ủy quyền phải không thuộc các trường hợp không được đại diện theo quy định tại Điều 87 Bộ Luật Tố tụng dân sự. Theo đó, người đại diện không thuộc một trong các trường hợp như: Cá nhân cũng là đương sự cùng một vụ án với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện; Cá nhân đang là người đại diện cho đương sự khác có quyền và lợi ích hợp pháp đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ án dân sự; Cán bộ công chức trong cơ quan Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân, Công an,…không được làm người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.
- Phạm vi đại diện theo ủy quyền được xác định thời hạn trong nội dung ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện
- Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định trên thì người đại diện được xác lập thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
- Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền
- Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện thì thời hạn đại đó được xác định như sau:
+ Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó
+ Nếu quyền đại diện không được xác định cụ thể thì thời hạn đại diện là một năm kể từ thời điểm phát sinh đại quyền đại diện.
- Quan hệ đại diện phải được xác lập đúng căn cứ theo quy định tại Điều 135 Bộ luật dân sự. Quyền đại diện giữa người đại diện và người được đại diện được xác lập trên căn cứ ủy quyền
- Bên cạnh đó, đặc trưng của đại diện theo ủy quyền là người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong phạm vi ủy quyền. Nên người đại diện chỉ thực hiện quyền và nghĩa vụ theo nội dung ủy quyền đã thỏa thuận với người được đại diện để đảm bảo tính hợp pháp của quan hệ ủy quyền. Bởi vì những giao dịch dân sự do người đại diện xác lập vượt quá phạm vi đại diện sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện.
- Cần lưu ý các quan hệ pháp luật không được phép đại diện, ví dụ: Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trừ trường hợp cha mẹ, người thân thích khác yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn căn cứ theo Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình.
- Đồng thời, các bên cần chú ý đến các trường hợp không được làm người đại diện căn cứ theo Điều 87 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Những trường hợp là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền là lợi ích hợp pháp của người được đại diện. Hoặc nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh