Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định trong xử lý vi phạm hành chính là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:04 (GMT+7)

Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền, hình thức là hành vi bị cấm tại Khoản 3, Điều 12, Luật XLVPHC năm 2012

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước. Sự ra đời của pháp luật, gắn liền với sự ra đời của nhà nước, là công cụ để thực hiện quyền lực của mình, do đó, pháp luật mang tính băt buộc chung, các quy định pháp luật được dự liệu không phải cho một tổ chức hay cá nhân cụ thể mà cho tất cả các tổ chức và cá nhân có liên quan. Xuất phát từ vị trí, vai trò của nhà nước trong xã hội (tổ chức đại diện chính thức cho toàn xã hội), nên pháp luật là bắt buộc đối với tất cả, việc thực hiện pháp luật.

Sự ra đời của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và được sửa đổi, bổ sung năm 2020 trở thành một văn bản pháp lý quan trọng để giúp nhà nước thực hiện điều đó. Quy định những vấn đề chung để đảm bảo sự ổn định trong cuộc sống thường nhật của Quốc gia, đồng thời thể hiện quyền quản lý của mình thông qua việc quy định đâu là những hành vi được làm, không được phép làm và đâu là hành vi bị cấm tuyệt đối. Trong đó có hành vi ban hành trái thẩm quyền quy định cụ thể tại Khoản 3, Điều 12:

  • Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính.

Xử lý vi phạm hành chính là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thẩm quyền là quyền chính thức được xem xét để kết luận và định đoạt, quyết định một vấn đề. Thẩm quyền gắn liền với quyền và nhiệm vụ mà pháp luật quy định cho cơ quan nhà nước, người nắm giữ những chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan đó để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của họ.

Thẩm quyền của mỗi cơ quan và cá nhân được phân định theo lĩnh vực, ngành, khu vực hành chính, cấp hành chính. Khi thực thi quản lý hành chính nhà nước, các chủ thể được nhân danh và sử dụng quyền lực do Nhà nước giao. Quản lý hành chính nhà nước phải mang tính quyền lực là do xuất phát từ yêu cầu chung của quản lý hành chính nhà nước là phải phải có căn cứ trên cơ sở quyền lực của nhà nước và được trang bị quyền lực nhà nước, do Nhà nước giao. Tính quyền lực của quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở sự bất bình đẳng giữa chủ thể quả quản lý hành chính nhà nước với đối tượng quản lý hành chính nhà nước. Đối tượng quản lý hành chính nhà nước có quyền ra lệnh, áp đặt một chiều; thậm chí đe dọa, cưỡng chế khi đối tượng chịu sự quản lý hành chính nhà nước không thực hiện.

Tính quyền lực nhà nước của quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở việc:

- Các chủ thể có thẩm quyền thể hiện ý chí nhà nước thông qua phương tiện nhất định, trong đó phương tiện cơ bản và đặc biệt quan trọng được sử dụng là văn bản quản lý hành chính nhà nước dưới dạng: các chủ trương, chính sách; quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa các quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước và của cấp trên thành những quy định chi tiết để có thể triển khai thực hiện trong thực tiễn; dưới dạng các mệnh lệnh cá biệt; dưới những dạng mệnh lệnh chỉ đạo cấp dưới trong hoạt động, nhằm tổ chức thực hiện pháp luật trong thực tiễn; dưới dạng những thông tin hướng dẫn...

- Các chủ thể có thẩm quyền tiến hành những hoạt động cần thiết để bảo đảm thực hiện ý chí nhà nước như: các biện pháp về tổ chức, về kinh tế, tuyên truyền giáo dục, thuyết phục cưỡng chế…

Việc sử dụng các quyền trong quản lý hành chính nhà nước phải theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Như vậy, vai trò của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền được xem là yếu tố quyết định trong việc xử lý vi phạm hành chính. Bởi họ là người được nhà nước trao cho quyền lực thực thi pháp luật, thực hiện quản lý đời sống nhà nước và mọi người trong xã hội phải chấp hành cho nên nếu xảy ra sai phạm trong thẩm quyền sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bên còn lại. Do đó, ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính sẽ vi phạm về thể hiện sai ý chí nhà nước, quyền của các bên. Đây là điều cấm mà các cá nhân, tổ chức được trao quyền không được vi phạm.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về pháp luật xử lý vi phạm hành chính

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư