Bảo lãnh chấm dứt trong những trường hợp nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:06 (GMT+7)

Bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay thế cho bên có nghĩa vụ

Bảo lãnh là biện pháp dự phòng đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ chính. Pháp luật quy định các biện pháp bảo đảm chấm dứt trong những trường hợp nhất định. Cụ thể, Điều 343 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về các trường hợp làm chấm dứt biện pháp bảo lãnh là:

Điều 343. Chấm dứt bảo lãnh
Bảo lãnh chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt.
2. Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
3. Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
4. Theo thỏa thuận của các bên”

Bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay thế cho bên có nghĩa vụ, nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên bảo không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy biện pháp bảo đảm chấm dứt trong 04 trường hợp sau:

1.Nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt

Nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt trong trường hợp bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh, hoặc các bên thỏa thuận về việc chấm dứt nghĩa vụ. Biện pháp bảo lãnh phát sinh đồng thời với nghĩa vụ chính, hợp đồng bảo lãnh là hợp đồng phụ tồn tại song song với hợp đồng chính. Vậy nên, khi hợp đồng chính hết hiệu lực pháp luật, thì hợp đồng bảo lãnh cũng chấm dứt theo. 

2.Việc bảo lãnh bị hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo lãnh khác

Hủy bỏ hợp đồng có thể hiểu là chấm dứt hiệu lực của hợp đồng đã được giao kết trước đó theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật. Căn cứ khoản 1 Điều 427 BLDS năm 2015 quy định về hậu quả của hủy bỏ hợp đồng là: “Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp”. Do đó, khi hợp đồng bảo lãnh bị hủy bỏ thì các bên không cần tiếp tục thực hiện nghĩa vụ với nhau, theo đó, bên bảo lãnh không cần tiếp tục thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình với bên có quyền nữa. Khi thỏa thuận xác lập biện pháp bảo lãnh, các bên có thể ghi nhận trong hợp đồng các trường hợp hủy bỏ hợp đồng, vì vậy, khi một bên vi phạm nghĩa vụ đó thì hợp đồng xem như bị hủy bỏ. Nếu hành vi vi phạm đó mà gây thiệt hại cho bên còn lai, thì dù hợp đồng bị hủy bỏ nhưng bên vi phạm vẫn phải bồi thường thiệt hại đã gây ra.
Khi đã xác lập biện pháp bảo lãnh, các bên vẫn có thể thỏa thuận thay thế biện pháp bảo đảm đã xác lập bằng một biện pháp bảo đảm mới. Thay thế có thể hiểu là việc vứt bỏ cái cũ, cái mới được thay thế vào, hiệu lực chuyển từ cái cũ sang cái mới. Do đó, khi các bên thay thế biện pháp bảo lãnh bằng biện pháp bảo đảm mới thì biện pháp bảo lãnh xem như chấm dứt hiệu lực. 

3.Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Bảo lãnh được xác lập để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ chính, khi bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ, thì bên bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện thay theo quy định tại Điều 342 BLDS năm 2015. Khi bên bảo lãnh đã hoàn tất nghĩa vụ cho bên nhận bảo lãnh, thì nghĩa vụ xem như chấm dứt. Bản chất của bảo lãnh là đáp ứng nhu cầu được thanh toán của bên có quyền. Vì vậy, khi quyền lợi của bên nhận bảo lãnh được thỏa mãn thì bên bảo lãnh không cần tiếp tục thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt trong trường hợp này làm phát sinh quan hệ hoàn trả của bên được bảo lãnh với bên bảo lãnh, theo quy định tại Điều 340 BLDS năm 2015

4.Theo thỏa thuận của các bên

Bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh có thể thỏa thuận chấm dứt biện pháp bảo lãnh. Khi biện pháp bảo lãnh chấm dứt thì nghĩa vụ không có biện pháp bảo đảm, cho nên bên có nghĩa vụ phải tự mình thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền nếu vi phạm nghĩa vụ. 
Quy định về các trường hợp là chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh có vai trò quan trọng trong việc xác định quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ. 

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư