2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thông thường trong quan hệ mua bán tài sản, nếu đối tượng là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, thì tài sản đó thuộc quyền sở hữu của bên mua khi đăng ký quyền sở hữu; nếu đối tượng là tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu, thì bên mua trở thành chủ sở hữu khi bên bán chuyển giao tài sản. Tuy nhiên, không phải lúc nào tài sản mua bán cũng được chuyển giao trong một lần duy nhất, mà các bên có thể thỏa thuận về việc mua chậm, trả dần. Trường hợp này, bên mua chỉ trở thành chủ sở hữu khi đã trả hết tiền mua. Do đó, để đảm bảo quyền trả chậm bên bán có thể thỏa thuận với bên mua xác lập biện pháp bảo lưu quyền sở hữu. Điều 331 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về bảo lưu quyền sở hữu như sau:
“Điều 331. Bảo lưu quyền sở hữu
1. Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ.
2. Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán.
3. Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký”
Hợp đồng mua bán là hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản, tuy nhiên đối với hình thức mua chậm trả dần, mặc dù bên mua có quyền chiếm hữu, sử dụng nhưng tài sản vẫn thuộc sở hữu của bên mua. Có nghĩa là bên bán vẫn chưa chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản, và vẫn tồn tại quyền đối với tài sản và với bên mua, như quyền đòi lại tài sản từ bên mua nếu bên mua vi phạm nghĩa vụ, kiểm soát quyền định đoạt của bên mua cho đến khi bên mua thanh toán toàn bộ tiền. Từ đó, có thể hiểu bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm đối với hợp đồng mua bán tài sản theo hình thức mua chậm, trả dần, theo đó, quyền sở hữu tài sản được bên bán bảo lưu cho đến khi bên mua thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ.
Mặc dù tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán, tuy nhiên, trên thực tế bên mua vẫn đang sử dụng, chiếm hữu tài sản. Quyền định đoạt tài sản của bên mua có thể bị bên bán kiểm soát, nhưng bên mua vẫn có thể lừa dối để bán, trao đổi, tặng cho tài sản mặc dù chưa thực hiện xong nghĩa vụ. Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 331 BLDS năm 2015 quy định bảo lưu quyền sở hữu chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba khi đăng ký biện pháp bảo đảm. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bên bán pháp luật quy định hợp đồng bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản, hoặc được ghi trong điều khoản của hợp đồng mua bán tài sản, để làm cơ sở thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm. Ví dụ: A mua xe máy cho con tại công ty C theo hình thức trả dần, để đảm bảo rằng A sẽ thanh toán đầy đủ tiền, A và công ty C thỏa thuận xác lập biện pháp bảo lưu quyền sở hữu ghi nhận trong hợp đồng mua bán tài sản và thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc thuộc Bộ Tư Pháp (khoản 4 Điều 9 nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm). Lúc này, con của A là bên thứ ba giữ tài sản, nếu A không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thì công ty C có quyền truy đòi tài sản từ con của A vì đã đăng ký biện pháp bảo đảm.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh