2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Tại Việt Nam, hòa giải ở cơ sở là một cơ chế giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp được sử dụng phổ biến nhất trong cộng đồng dân cư. Hòa giải cơ sở góp phần giảm bớt khối lượng công việc cho Tòa án, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên. Để hoạt động hòa giải được tiến hành hiệu quả, đảm bảo giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn giữa các bên một cách thấu tình, đạt lý thì hòa giải viên đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện về tiêu chuẩn của hòa giải viên, việc bầu, công nhận hòa giải viên được quy định thế nào? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.
Hòa giải cơ sở là hòa giải hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật hòa giải cơ sở.
Cơ sở là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố).
Hòa giải viên là người được công nhận theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 để thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Bước 1: Lập danh sách bầu hòa giải viên
Danh sách bầu hòa giải viên bao gồm những người sau:
- Người tự ứng cử
- Người được giới thiệu
Ban công tác Mặt trận và các tổ chức thành viên của Mặt trận giới thiệu người vào danh sách bầu hòa giải viên. Việc đưa người được giới thiệu vào danh sách bầu hòa giải viên chi thực hiện sau khi đã trao đổi, động viên và nhận được sự đồng ý của những người được giới thiệu.
Bước 2: Quyết định thời gian và hình thức bầu hòa giải viên
Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố tổ chức bầu hòa giải viên ở thôn, tổ dân phố bằng một trong các hình thức sau đây:
Bước 3: Thông báo công khai danh sách bầu hòa giải viên
Danh sách bầu hòa giải viên được thông báo công khai tại thôn, tổ dân phố trong thời hạn 07 ngày, trước ngày bầu hòa giải viên. Trường hợp có ý kiến phản ánh về danh sách bầu hòa giải viên, thì Trưởng ban công tác Mặt trận xem xét, giải quyết.
Bước 4: Tổ chức bầu hòa giải viên
- Việc bầu hòa giải viên bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại cuộc họp được tiến hành khi có trên 50% đại diện các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố trở lên tham dự và thực hiện như sau:
Đại diện Tổ bầu hòa giải viên giới thiệu danh sách Tổ bầu hòa giải viên; tiêu chuẩn của hòa giải viên; danh sách bầu hòa giải viên; thống nhất hình thức bầu hòa giải viên tại cuộc họp.
+ Trường hợp bầu hòa giải viên bằng hình thức biểu quyết công khai, Tổ bầu hòa giải viên trực tiếp đếm số người biểu quyết và lập biên bản về kết quả biểu quyết (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch này).
+ Trường hợp bầu hòa giải viên bằng hình thức bỏ phiếu kín, Tổ bầu hòa giải viên làm nhiệm vụ phát phiếu, phổ biến quy chế bỏ phiếu, thu nhận phiếu và kiểm phiếu ngay sau khi kết thúc việc bỏ phiếu với sự có mặt chứng kiến của ít nhất 01 đại diện hộ gia đình không có thành viên trong danh sách bầu hòa giải viên; lập biên bản kiểm phiếu (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch này);
- Việc bầu hòa giải viên bằng hình thức phát phiếu lấy ý kiến các hộ gia đình trong thôn, Tổ dân phố được thực hiện như sau:
Tổ bầu hòa giải viên phát phiếu bầu đến các hộ gia đình, thu nhận lại phiếu bầu và kiểm phiếu với sự có mặt chứng kiến của ít nhất 01 đại diện hộ gia đình không có thành viên trong danh sách bầu hòa giải viên, lập biên bản kiểm phiếu (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch này).
Bước 5: Lập và gửi danh sách đề nghị công nhận hòa giải viên
- Trưởng ban công tác Mặt trận lập danh sách người được đề nghị công nhận là hòa giải viên gồm những người có kết quả bầu hòa giải viên đạt trên 50% đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố đồng ý. Trường hợp số người đạt trên 50% đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố đồng ý nhiều hơn số lượng hòa giải viên được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thị Trưởng ban công tác Mặt trận lập danh sách những người được đề nghị công nhận là hòa giải viên lấy theo kết quả bỏ phiếu từ cao xuống thấp, trong đó bao gồm những người có số phiếu bằng nhau.
- Gửi danh sách đề nghị công nhận hòa giải viên cho Chủ tịch UBND cấp xã Trường ban công tác Mặt trận gửi cho Chủ tịch UBND cấp xã những giấy tờ sau:
+ Danh sách người được đề nghị công nhận là hòa giải viên (theo mẫu 06) - + Một trong ba biên bản sau
。 Biên bản kết quả biểu quyết (đối với trường hợp biểu quyết công khai, mẫu 01)
• Biên bản kiểm phiếu (đối với trường hợp bỏ phiếu kín, mẫu 02)
Biên bản kiểm phiếu (đối với trường hợp phát phiếu lấy ý kiến, mẫu 03).
Bước 6: Ra quyết định công nhận hóa giải viên
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách người được đề nghị công nhận hòa giải viên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định. Quyết định công nhận hòa giải viên được gửi cho Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Trường ban công tác Mặt trận, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, hòa giải viên và thông báo công khai ở thôn, tổ dân.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh