Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là gì? Đặc điểm của biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:01 (GMT+7)

Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng để thay thế cho hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính

Vi phạm hành chính là loại vi phạm xảy ra khá phổ biến trong đời sống xã hội. Mặc dù, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi thấp hơn tội phạm quy định trong Bộ Luật hình sự nhưng vi phạm hành chính vẫn gây thiệt hại hoặc đe dọa lớn đến lợi ích của Nhà nước, tập thể, lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích chung của toàn thể cộng đồng, là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phạm tội nảy sinh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nếu không được ngăn chạy, xử lý kịp thời. Do đó, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được ra đời với nhiệm vụ chính là giúp nhà nước quản lý đời sống xã hội một cách hiệu quả với việc định ra các nguyên tắc đặc thù.

Một trong các phạm vi điều chỉnh của Luật xử lý vi phạm hành chính là áp dụng biện pháp xử lý hành chính bên cạnh xử phạt hành chính. Tuy nhiên, có những đối tượng mà pháp luật cần bảo vệ, chưa đến lúc phải áp dụng các biện pháp trên. Do đó, biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính ra đời giải quyết câu chuyện này. Vậy, định nghĩa thế nào, đặc điểm ra sao, sẽ được Luật Hoàng Anh nói rõ trong bài viết dưới đây.

1. Định nghĩa biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính

Khoản 4, Điều 2, Luật xử lý vi phạm hành chính quy định:

Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng để thay thế cho hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, bao gồm biện pháp nhắc nhở, biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng và biện pháp quản lý tại gia đình.

Như vậy, có thể thấy rằng, các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính được áp dụng nhẹ nhàng hơn so với xử phạt hành chính và các biện pháp xử lý hành chính.

2. Đặc điểm của biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính

Từ định nghĩa được nêu ở trên, biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính gồm 03 đặc điểm sau:

2.1 Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là biện pháp mang tính giáo dục

Giáo dục là một quá trình mà trong đó kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của một người hay một nhóm người này được truyền tải một cách tự nhiên mà không hề áp đặt sang một người hay một nhóm người khác thông qua giảng dạy, đào tạo hay nghiên cứu để từ đó tìm ra, khuyến khích, định hướng và hỗ trợ mỗi cá nhân phát huy tối đa được ưu điểm và sở thích của bản thân khiến họ trở thành chính mình, qua đó đóng góp được tối đa năng lực cho xã hội trong khi vẫn thỏa mãn được quan điểm, sở thích và thế mạnh của bản thân

Như vậy, biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là biện pháp mang tính giáo dục bởi các hành vi vi phạm và đối tượng áp dụng ở mức độ thấp hơn áp dụng biện pháp xử lý hành chính bên cạnh xử phạt hành chính

2.2 Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính được áp dụng thay thế cho xử phạt vi phạm hành chính hoặc biện pháp xử lý hành chính

Điều này được hiểu rằng, việc áp dụng thay thế là cùng một hành vi vi phạm, nhưng căn cứ vào chủ thể vi phạm, độ tuổi thì đáng lẽ ra phải áp dụng Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc,… thì áp dụng các biện pháp nhắc nhở, biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng và biện pháp quản lý tại gia đình cho họ thời gian để khắc phục lỗi lầm và pháp luật hy vọng họ là người có ích cho xã hội

2.3 Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính được áp dụng với người chưa thành niên vi phạm hành chính

Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi”. Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 quy định “trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, khái niệm người chưa thành niên có nội hàm rộng hơn trẻ em bởi người chưa thành niên bao gồm trẻ em và người từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Ở ngưỡng trước 18 tuổi, con người bước vào thời kỳ phát triển bản lề, có sự thay đổi nhanh, rõ rệt về thể chất, tâm sinh lý nhưng sự phát triển này vẫn nằm trong giai đoạn cuối của thời kỳ chưa trưởng thành, nhận thức chưa đầy đủ, tâm lý chưa ổn định. Do đó, có thể hiểu, người chưa thành niên là người chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người thành niên.

Với lứa tuổi mà kinh nghiệm trong cuộc sống còn ít ỏi, đặc biệt là khả năng nhận thức về pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế. Do việc kiềm chế cảm xúc còn hạn chế nên nhiều hành vi của người chưa thành niên mang tính bột phát. Trong các hành vi này sẽ có những hành vi cấu thành một vi phạm hành chính. Chính vì tính bột phát nên động cơ, mục đích không rõ ràng, không được xác định trước,… Bản chất của pháp luật được đặt ra là bảo vệ con người, mà người chưa thành niên là những đối tượng phải nhận được nhiều sự quan tâm, khoan dung nhất. Do đó, phải áp dụng các biện pháp nhẹ nhàng để sửa chữa lỗi lầm cho họ.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về pháp luật xử lý vi phạm hành chính

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư