2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Quyết định xử lý vi phạm hành chính gồm được áp dụng với hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính và quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính.
Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, là văn bản pháp lý cuối cùng mà người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính là văn bản pháp lý cuối cùng được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Luật Tố cáo năm 2018 quy định:
Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:
- Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
- Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
- Cơ quan, tổ chức.
Thực hiện nhiệm vụ, công vụ là trách nhiệm của cơ quan, cá nhân, tổ chức được nhà nước trao quyền quản lý nhà nước. Đây không chỉ là một khái niệm gắn với quản lý nhân sự trong khu vực công mà còn mang tính chính trị, tạo dựng hình ảnh của chế độ nhà nước, của Nhà nước trong cộng đồng xã hội. Trách nhiệm công vụ là việc cán bộ, công chức, viên chức tự ý thức đầy đủ về quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ đối với nhiệm vụ được phân công cũng như bổn phận phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó. Trách nhiệm trong hoạt động công vụ của công chức có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả hoạt động công vụ gắn với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được tổ chức, cấp trên trao cho trên cơ sở luật định. Như vậy, trách nhiệm công vụ bao gồm:
- Trách nhiệm trước tổ chức/cơ quan và cấp trên. Loại trách nhiệm này hình thành khi người thực hiện công vụ không chỉ quan tâm đến kết quả công việc của mình mà còn quan tâm đến kết quả chung của tổ chức. Họ ý thức được sự gắn kết giữa quyền lợi, lợi ích của tổ chức với lợi ích của bản thân. Trong một số trường hợp, cá nhân sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân để bảo vệ lợi ích của tổ chức xuất phát từ ý thức bảo vệ lợi ích của tổ chức cũng chính là bảo vệ lợi ích cá nhân của mình.
- Trách nhiệm trước công việc mà trước hết là trách nhiệm đối với chính bản thân mình. Đây là trách nhiệm với sự lựa chọn của mình khi trở thành thành viên của một tổ chức và theo đuổi sự nghiệp, trách nhiệm với những gì mình đã cam kết để được hưởng các đãi ngộ.
- Trách nhiệm đối với xã hội từ các tác động do hành vi mà họ tạo ra. Trách nhiệm xã hội là cam kết của các chủ thể thực thi công vụ đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững cho cộng đồng và xã hội.
Các mức độ trách nhiệm này được nhận biết thông qua các dấu hiệu về thái độ và hành vi sau:
- Tuân thủ nội quy, quy chế và các quy định của tổ chức dựa trên những cơ sở pháp lý và các chuẩn mực đạo đức xã hội. Ở đây bao gồm cả các quy định hành vi lao động trong lĩnh vực có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ như số lượng, chất lượng công việc, an toàn vệ sinh lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, các hành vi vi phạm pháp luật lao động, các hình thức xử lý vi phạm kỷ luật…
- Tự giác thực hiện nhiệm vụ: là việc triển khai các trách nhiệm đã quy định hay được giao mà không cần phải có người giám sát, nhắc nhở, đôn đốc, thúc giục mới chịu làm. Chính mình tự giám sát mình, làm việc một cách tận tâm, cẩn thận, chu đáo và thực hiện đúng cam kết về kết quả, thời gian, chất lượng công việc.
- Chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ: là sự thực hiện công việc không theo một khuôn mẫu cứng nhắc mà biết ứng phó linh hoạt tùy theo tình huống, không chờ việc đến tay mới làm mà có những dự đoán trước để chuẩn bị cho các yêu cầu mới. Trong triển khai thực hiện công việc, chủ động nghiên cứu quy trình thực hiện công việc, tận dụng tối đa thời gian cá nhân. Khi có các vấn đề phát sinh thì mạnh dạn và chủ động đề xuất, kiến nghị; nếu khó khăn thì chủ động xin ý kiến chỉ đạo hoặc đề nghị sự hỗ trợ từ cấp trên nhằm đảm bảo không phát sinh các sự cố gây hậu quả đáng tiếc trong công vụ.
- Có tinh thần nỗ lực, cầu thị, hợp tác, chia sẻ: luôn nỗ lực hết mình, tự giác khắc phục khó khăn và hoàn cảnh cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Sẵn sàng đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp công sức cho cấp trên, đồng nghiệp một cách tự nguyện, tự giác góp phần xây dựng, phát triển tổ chức. Có tinh thần hợp tác cao trong công việc với các thành viên khác trong tổ chức.
- Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm: tích cực và tự giác thực hiện công việc đảm bảo yêu cầu về kết quả, sẵn sàng giải trình kết quả khi cấp trên yêu cầu hoặc có các ý kiến trái chiều về quá trình thực hiện. Quá trình thực hiện công việc nếu phát sinh hậu quả thì biết nhìn nhận thiếu sót, có ý thức khắc phục và rút kinh nghiệm, không đùn đẩy trách nhiệm cho người khác hoặc cho tập thể.
Do đó, khi không thực hiện đúng trách nhiệm về nhiệm vụ phải thực hiện, công vụ cần phải làm thì phải chịu chế tài mà Nhà nước áp dụng
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Quản lí nhà nước là hoạt động thực thì quyển lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định và phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi.
Quản lí nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất. Theo nghĩa hẹp là hướng dẫn chấp pháp, điểu hành, quản lí hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
Quản lý nhà nước trong các lĩnh vực thực chất là việc thực hiện phân cấp hợp lý về quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực giữa Chính phủ với các bộ, cơ quan ngang bộ và giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ với các địa phương trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan trong hệ thống tổ chức hành chính nhà nước. Đây là cơ sở để bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất của Chính phủ, phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương và khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế và nguồn lực của các địa phương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Và cũng là mục tiêu của Nghị quyết về đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, được Bộ Nội vụ lấy ý kiến các cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia.
Như vậy, trong quản lý nhà nước, khi các chủ thể quản lý nhà nước vi phạm, thì cá nhân có quyền tố cáo để hoạt động quản lý nhà nước diễn ra hiệu quả hơn.
Về cơ bản, tố cáo trong hành chính mang những đặc điểm như sau:
- Chủ thể có quyền: Cá nhân
- Đối tượng bị tố cáo:
- Người tố cáo phải:
- Thời hiệu: Không quy định vì nó phụ thuộc vào ý chỉ chủ quan của người tố cáo.
- Rút đơn khiếu nại tố cáo:
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về pháp luật xử lý vi phạm hành chính
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh