Cá nhân theo quy định của pháp luật dân sự.

Thứ ba, 31/01/2023, 16:41:48 (GMT+7)

Cá nhân là gì, các quy định của pháp luật dân sự đối với cá nhân

MỤC LỤC

MỤC LỤC

“Cá nhân” là một cụm từ được nhắc đến phổ biến, được nhắc đến nhiều đối với nhiều ngành luật khác nhau cũng như xuất hiện nhiều trong thực tiễn đời sống. Vậy “cá nhân” là gì? “Cá nhân” dưới góc độ pháp lý được hiểu như thế nào?

1. “Cá nhân” (Tiếng anh là “individual”) được định nghĩa trong từ điển tiếng Việt là: “Người riêng lẻ, phân biệt với tập thể hoặc xã hội”. Có thể hiểu đơn giản, cá nhân là một con người cụ thể, riêng biệt và tồn tại trong một tập thể, một cộng đồng xã hội nhất định.

2. Bộ luật dân sự 2015 quy định: Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm. Như vậy, cá nhân, dưới góc độ của Luật, là một chủ thể chịu sự điều chỉnh cùa Bộ luật dân sự. Cách ứng xử, quyền, nghĩa vụ của cá nhân được quy định cụ thể trong các điều Luật, tạo ra một chuẩn mực chung buộc mọi “cá nhân” trong xã hội phải tuân theo.

3. Có thể thấy, “cá nhân” là một chủ thể chủ yếu và phổ biến thực hiện các giao dịch dân sự dưới các hình thức khác nhau như thực hiện giao kết hợp đồng, thực hiện hành vi pháp lý đơn phương. Tuy nhiên, để xác lập các giao dịch dân sự nêu trên, cá nhân phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà Pháp luật đề ra, thuật ngữ trong Luật dân sự đề cập là “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân” và “Năng lực hành vi của cá nhân”. Điều 16 Bộ luật dân sự 2015 định nghĩa về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân như sau:"Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.”  Còn "Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự" ( theo điều 19 Bộ luật dân sự 2015).

5. Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định về các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, một trong những điều kiện đó là: ”Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.” Như vậy, nếu chủ thể thực hiện giao dịch dân sự là cá nhân thì cá nhân thực hiện giao dịch đó phải có “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân” và “Năng lực hành vi của cá nhân” phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. Cùng với các điều kiện khác, thì khi đó, giao dịch dân sự của cá nhân mới có hiệu lực, được Pháp luật công nhận và bảo vệ.

Như vậy, dưới góc độ pháp lý, “cá nhân” là một chủ thể của chịu sự điều chỉnh của Pháp luật và được Pháp luật bảo vệ. Thông qua đó, cá nhân được tự thực hiện, lựa chọn cách cư xử, ứng xử phù hợp, được xác lập các giao dịch dân sự thể hiện ý chí của chính mình và không vi phạm các điều cấm của Pháp luật.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư