2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Khác với các tình tiết giảm nhẹ, mục đích đặt ra để nhằm giảm trách nhiệm, áp dụng chế tài hành chính nhẹ hơn cho các chủ thể khi vi phạm hành chính, các tình tiết tăng nặng lại là các tình tiết làm tăng mức độ nghiêm trọng, cho xã hội của hành vi vi phạm hành chính, là căn cứ để tăng nặng trách nhiệm hành chính của người vi phạm (trong cùng một chế tài áp dụng) so với các trường hợp vi phạm tương tự khác nhưng không có tình tiết tăng nặng đó.
Luật XLVPHC 2012 quy định các tình tiết tăng nặng ở Điều 10. Bài viết dưới đây gồm: Vi phạm hành chính có tổ chức; Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm; Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính
Khoản 7, Điều 2, Luật xử lý vi phạm hành chính quy định, Vi phạm hành chính có tổ chức là trường hợp cá nhân, tổ chức câu kết với cá nhân, tổ chức khác để cùng thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Việc có tổ chức ở đây được biểu hiện qua những dấu hiệu sau:
Dấu hiệu “có tổ chức” được phản ánh qua quy định hành vi khách quan của vi phạm hành chính dưới dạng là hoạt động chung có tổ chức của nhiều người. Trong vi phạm hành chính, vấn đề có tổ chức có thể được biểu hiện ở tất cả các hành vi vi phạm đã được quy định mà ít hạn chế quy định này. Việc xác định vai trò của từng người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động chung có tổ chức không phải là điều kiện để xác định có trách nhiệm hành chính hay không mà để xác định mức xử phạt hành chính áp dụng đối với họ. Chính vì vậy mà mức độ tăng nặng trách nhiệm hành chính phụ thuộc vào vai trò của từng người tham gia vào thực hiện hành vi. Vì vậy, khi quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì chế tài áp dụng của người tổ chức sẽ khác với những người cùng tham gia khác nếu các tình tiết khác của hành vi vi phạm như nhau.
Có thể nói, tình tiết tăng nặng này trong hành chính ít xảy ra bởi chủ yếu hoặc là cá nhân vi phạm hoặc là tổ chức vi phạm. Việc thông đồng “cùng vi phạm” xảy ra không nhiều.
Trong xử lý vi phạm hành chính, vi phạm hành chính nhiều lần và tái phạm là 02 khái niệm khác nhau mà có thể nhận biết thông qua bảng so sánh sau đây:
Tiêu chí |
Vi phạm hành chính nhiều lần |
Tái phạm |
Khái niệm |
Vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý (Khoản 6 Điều 2 Luật XLVPHC 2012). |
Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt; cá nhân đã bị ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà lại thực hiện hành vi thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đó ( Khoản 5 Điều 2 Luật XLVPHC 2012, SĐ, BS Khoản 1 Điều 1 Luật XL VPHC 2020) |
Bản chất |
Chưa bị ra quyết định xử phạt hành chính |
Đã ra quyết định xử phạt hành chính |
Cách thức xử phạt |
Bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng |
Tái phạm thì được xem là tình tiết tăng nặng, không bị xử phạt về từng hành vi vi phạm |
Cả 02 hành vi này đều được xem là tình tiết tăng nặng bởi cả 02 vấn đề này nếu xảy ra trên thực tế sẽ có hậu quả nghiêm trọng hơn với vi phạm hành chính bình thường. Do đó, cần phải áp dụng mức xử lý mạnh hơn để nâng cao tính răn đe đối với những đối tượng này.
Người chưa thành niên được xem là đối tượng đặc thù trong các quan hệ pháp luật bởi sự chưa phát triển toàn diện và tâm lý và sức khỏe, dẫn tới họ có những hạn chế nhất định đối với người chưa thành niên. Khi vi phạm hành chính, có nhiều lúc việc vi phạm của họ là do đối tượng thứ ba hoặc các yếu tố khách quan tác động vào.
Luật XLVPHC đã đảm bảo quyền lợi của họ bằng các dành một phần riêng để quy định về chính sách xử lý đối với người chưa thành niên VPHC và quy định các biện pháp thay thế XLVPHC (bao gồm nhắc nhở, quản lý tại gia đình); điều kiện, thẩm quyền và thủ tục áp dụng các biện pháp thay thế. Đây là một nội dung mới, tiến bộ, thể hiện chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm đến đối tượng người chưa thành niên nói chung, người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói riêng, thể hiện một bước phát triển về thể chế trong việc bảo vệ quyền con người trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Ngoài ra, việc bổ sung các biện pháp thay thế XLVPHC đối với người chưa thành niên bên cạnh các BPXLHC giúp giảm nguồn lực như tài chính, nhân lực (chi phí lập biên bản, chi phí ra quyết định xử phạt, thi hành quyết định đối với XPVPHC; chi phí lập hồ sơ, tổ chức họp...) để các cơ quan có thẩm quyền tham gia vào quy trình xem xét ra quyết định XLVPHC đối với người chưa thành niên vi phạm; không mất chi phí tổ chức thi hành quyết định, đặc biệt thi hành các quyết định áp dụng BPXLHC giáo dục tại cộng đồng như chi phí giáo dục, hỗ trợ cán bộ tổ chức thi hành biện pháp, cán bộ giám sát; người chưa thành niên không phải xa gia đình, được gia đình, người thân, cộng đồng giúp đỡ trở thành công dân tốt; tăng uy tín quốc gia khi thực hiện nội luật hóa chính sách và pháp luật quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
Do đó, người có hành vi xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm sẽ vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc mà Nhà nước đặt ra với họ. Vì vậy, khi vi phạm thì tổ chức, cá nhân sẽ bị xem đây là tình tiết tăng nặng.
Bên cạnh đó, người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần là người bị giảm tính tự do trong thực hiện quyền mà Nhà nước trao cho họ. Thông thường, các hành vi bị ép buộc có sự tác động của người thứ ba, buộc họ phải thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trong khi đó, bản thân họ không muốn điều này xảy (ép buộc về mặt vật chất hoặc tinh thần). Đối với việc bị lệ thuộc về mặt vật chất hoặc tinh thần đồng nghĩa với việc họ không thể làm gì khác ngoài việc phải thực hiện hành vi vi phạm bởi người thực hiện hành vi cho rằng, so với việc vi phạm hành chính thì việc không làm đúng với những gì theo yêu cầu của người có vật chất, tinh thần để lệ thuộc quan trọng hơn.
Do vậy, xuất phát từ việc bảo vệ quyền và tạo tính công bằng của pháp luật, các đối tượng vi phạm hành vi trên sẽ chịu chế tài của tình tiết tăng nặng.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về pháp luật xử lý vi phạm hành chính
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh