2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Khác với các tình tiết giảm nhẹ, mục đích đặt ra để nhằm giảm trách nhiệm, áp dụng chế tài hành chính nhẹ hơn cho các chủ thể khi vi phạm hành chính, các tình tiết tăng nặng lại là các tình tiết làm tăng mức độ nghiêm trọng, cho xã hội của hành vi vi phạm hành chính, là căn cứ để tăng nặng trách nhiệm hành chính của người vi phạm (trong cùng một chế tài áp dụng) so với các trường hợp vi phạm tương tự khác nhưng không có tình tiết tăng nặng đó.
Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính; Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ là một trong những tình tiết tăng nặng được quy định tại bài trước.
Bài viết dưới đây gồm: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính; Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính
Về chủ thể, người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính phải là người có chức vụ, quyền hạn.
Các biểu hiện của hành vi này có thể như người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, có liên quan hoặc không liên quan đến việc quản lý tài sản; phạm vi chức vụ hoặc có thể nhận hối lộ (chưa đến mức phạm tội hình sự). Điều này khi xảy ra có thể gây thiệt hại khác cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
Pháp luật hiện hành có quy định quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức của từng bộ nói chung, với mục đích:
- Bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
- Thực hiện công khai các nhiệm vụ, công vụ và một số quan hệ xã hội của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong công tác phòng, chống tham nhũng.
- Làm căn cứ để các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét trách nhiệm khi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động vi phạm các chuẩn mực xử sự trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, đồng thời là căn cứ để nhân dân giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Họ là những người thay mặt nhà nước, được nhà nước trao quyền trong quản lý hành chính nhà nước và mang trọng trách làm gương cho nhân dân. Vì vậy, hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn sẽ có thể gây ra hậu quả mất niềm tin về chế độ của nhân dân. Vì thế, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính là tình tiết tăng nặng
Hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội,… là những sự kiện khách quan, sự kiện bất khả kháng xảy ra ngoài mong muốn của con người. Với các hành vi vi phạm xảy ra trong những tình huống này cần phải chứng minh các hành vi đó không phải lỗi của mình và mình không mong muốn xảy ra.
Người vi phạm hành chính phải có sự lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính mà không đòi hỏi lúc vi phạm hành chính đang có chiến tranh, đang trong tình trạng khẩn cấp, đang có thiên tai, dịch bệnh hoặc đang có những khó khăn đặc biệt khác.
Cần chú ý là nếu vi phạm hành chính trong hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội mà người vi phạm hành chính không lợi dụng những sự kiện này để vi phạm thì không áp dụng tình tiết tăng nặng này.
Việc đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính là những dấu hiệu để xác định hiệu lực của các văn bản trên chưa hết hiệu lực thi hành và người vi phạm vẫn còn phải bị hạn chế quyền của mình bởi những quyết định có hiệu lực đó.
Việc có hiệu lực thi hành, người vi phạm hành chính vẫn đang chấp hành chế tài đã quy định nhưng vi phạm tiếp thì không thấy được “tính sửa chữa” lỗi lầm của người vi phạm, mà có phần “xem nhẹ, xem thường” pháp luật. Do vậy, những hành vi này sẽ được quy định là tình tiết tăng nặng để xử lý người vi phạm bởi thái độ của họ đối với những gì mà đã xảy ra.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về pháp luật xử lý vi phạm hành chính
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh