Căn cứ hòa giải

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:17 (GMT+7)

Bài viết sau đây trình bày về Căn cứ hòa giải

Hoạt động hòa giải cơ sở là một cơ chế giải quyết tranh chấp phổ biến trong cộng đồng dân cư. Với những ưu điểm nhất định như giải quyết kịp thời ngay từ đầu các mâu thuẫn, tranh chấp; lực lượng tham gia hòa giải là những người cùng xóm ấp, có mối quan hệ gần gũi, quen biết có tầm ảnh hưởng, uy tín nhất định với đôi bên từ đó góp phần tiết kiệm thời gian, tiền bạc của các bên và Nhà nước. Vậy pháp luật hiện hành quy định thế nào về căn cứ để tiến hành hòa giải ở cơ sở? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu về vấn đề này qua nội dung bài viết sau đây.

Hòa giải cơ sở là gì?

Hòa giải cơ sở là hòa giải hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật hòa giải cơ sở.

Cơ sở là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố).

Hòa giải viên là gì?

Hòa giải viên là người được công nhận theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 để thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Căn cứ tiến hành hòa giải

Điều 16 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 quy định hòa giải ở cơ sở được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau đây:

“Điều 16. Căn cứ tiến hành hòa giải

Hòa giải ở cơ sở được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau đây:

1. Một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải;

2. Hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải;

3. Theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.”

Thứ nhất, một bên hoặc các bên có yêu cầu hòa giải. Theo đó, khi xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn những một hoặc các bên vẫn rất thiện chí, không muốn đẩy sự việc đi quá xa, muốn sự việc được giải quyết thông qua hòa thì có thể yêu cầu hòa giải ở cơ sở. Quy định này thể hiện sự tôn trọng sự tự nguyện của các bên, không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải. Phù hợp với nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Thứ hai, hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải. Quy định này đề cao tính chủ động của hòa giải viên trong việc phát hiện những tranh chấp trên thực tế để tiến hành hòa giải. Phạm vi hòa giải ở cơ sở được quy định tại Điều 3 Luật Hòa giải ở cơ sở như sau:

“1. Việc hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, trừ các trường hợp sau đây:

a) Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;

b) Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự không được hòa giải;

c) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính;

d) Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở theo quy định pháp luật.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Xem thêm: Phạm vi hòa giải cơ sở

Thứ ba, theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Quy định này nhằm đảm bảo việc hòa giải được tiến hành kịp thời, tránh để tranh chấp, mâu thuẫn tồn đọng quá lâu, dẫn đến càng về sau càng khó giải quyết, gây khó khăn cho cả hai bên cũng như các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư