Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:04 (GMT+7)

Khoản 7, Điều 12, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính là hành vi bị cấm

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước. Sự ra đời của pháp luật, gắn liền với sự ra đời của nhà nước, là công cụ để thực hiện quyền lực của mình, do đó, pháp luật mang tính băt buộc chung, các quy định pháp luật được dự liệu không phải cho một tổ chức hay cá nhân cụ thể mà cho tất cả các tổ chức và cá nhân có liên quan. Xuất phát từ vị trí, vai trò của nhà nước trong xã hội (tổ chức đại diện chính thức cho toàn xã hội), nên pháp luật là bắt buộc đối với tất cả, việc thực hiện pháp luật.

Sự ra đời của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và được sửa đổi, bổ sung năm 2020 trở thành một văn bản pháp lý quan trọng để giúp nhà nước thực hiện điều đó. Quy định những vấn đề chung để đảm bảo sự ổn định trong cuộc sống thường nhật của Quốc gia, đồng thời thể hiện quyền quản lý của mình thông qua việc quy định đâu là những hành vi được làm, không được phép làm và đâu là hành vi bị cấm tuyệt đối. Khoản 7, Điều 12, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính là hành vi bị cấm

Nội dung:

Khoản 7, Điều 12, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:

  • “Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính”

Như đã nói ở trên, mỗi hành vi vi phạm đều được áp dụng các chế tài nhất định và phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử lý thì mới có hiệu lực trên thực tế. Trên thực tế, hoạt động xử lý vi phạm hành chính liên quan rất nhiều cơ quan chức năng có thẩm quyền xử phạt và các hành vi vi phạm hành chính đã xâm phạm trật tự quản lý hành chính của Nhà nước, làm ảnh hưởng không tốt tình hình an ninh - trật tự, an toàn xã hội. Do đó, công tác xử lý vi phạm hành chính cần phải được đặt lên vị trí hàng đầu trong hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực này, nhằm giữ vững trật tự, kỷ cương hành chính trong đời sống kinh tế - xã hội, là cơ sở để bảo đảm công bằng xã hội.

Biểu hiện dễ thấy nhất của việc can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính là người có thẩm quyền lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để làm giảm nhẹ các hình thức xử lý cho các đối tượng vi phạm. Nếu để hành vi này xảy ra trên thực tế, các hậu quả có thể xảy ra bao gồm:

- Không đảm bảo được tính hiệu quả trong áp dụng Luật xử lý vi phạm hành chính

- Không thể hiện được tính nghiêm minh, công bằng, xử đúng người đúng tội trong quản lý hành chính nhà nước. Xử lý vi phạm hành chính là hoạt động sử dụng quyền lực nhà nước để áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với người vi phạm nên chỉ người có thẩm quyền mới có quyền xử xử lý và chỉ được xử phạt trong giới hạn thẩm quyền pháp luật quy định. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính được thể hiện cụ thể là ai được quyền, được xử lý như thế nào, đến mức độ nào. Việc xử lý đúng thẩm quyền sẽ tạo nên sự hài hòa, không chồng chéo, không bỏ sót vi phạm và xử phạt được thuận tiện, chính xác; bảo đảm công bằng để ai vi phạm cũng đều bị xử lý. Vi phạm giống nhau thì bị xử lý giống nhau, đồng thời có tính đến các yếu tố đặc thù về người vi phạm, điều kiện, hoàn cảnh vi phạm nhưng trong giới hạn pháp luật quy định.

- Có thể để lại hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền phải xử lý nghiêm minh để đảm bảo giá trị trừng trị người vi phạm, đồng thời giáo dục người vi phạm và giáo dục chung đối với tất cả mọi người. Việc can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính có khả năng ảnh hưởng bất lợi đến ý thức pháp luật của người dân cũng như không giáo dục được người vi phạm.

Căn cứ Khoản 1 Điều 25 Nghị định 19/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 01/7/2020) quy định hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với cán bộ có một trong các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính sau đây:

- Không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm theo quy định pháp luật;

- Áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính;

- Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

- Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính;

- Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm tra, lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ kiểm tra;

- Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực liên quan đến nội dung kiểm tra;

- Thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện kết luận kiểm tra.

Có thể thấy rằng, hành vi của người cán bộ này là can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm tra hành chính, nên hành vi này sẽ bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cảnh cáo.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về pháp luật xử lý vi phạm hành chính

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư