Chiếm hữu là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:41:50 (GMT+7)

Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản

Chiếm hữu là một hành vi xảy ra thường xuyên trong đời sống. Thông thường chúng ta vẫn hiểu chiếm hữu là việc chủ sở hữu nắm giữ tài sản thuộc sở hữu của mình. Tuy nhiên không phải chủ thể nào thực hiện hành vi chiếm hữu cũng là chủ sở hữu của tài sản chiếm hữu. Vậy chiếm hữu là gì? Pháp luật quy định như thế nào về chiếm hữu? Bài viết này sẽ làm rõ vấn đề theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015.
Điều 179 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Điều 179. Khái niệm chiếm hữu
1. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
2. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.
Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 và 236 của Bộ luật này”

1.Khái niệm chiếm hữu

Việc nắm giữ, chi phối tài sản được hiểu là chủ thể bằng hành vi của mình thực hiện chiếm hữu trên thực tế một hoặc nhiều tài sản nhất định. Thông qua việc thực hiện các hành vi bán, tặng, tiêu hủy,…tài sản, mà không ai có quyền can thiệp, ngăn cản
Chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản bằng hai cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Trực tiếp là việc đích thân chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản. Ví dụ: A có quyền chiếm hữu đối với căn nhà, bằng hành vi trực tiếp của mình A có thể tặng lại căn nhà cho con cái. Gián tiếp là việc chủ thể thông qua hành vi của người khác thực hiện việc chiếm hữu tài sản. Trong trường hợp này chủ thể tiến hành chuyển việc chiếm hữu cho người khác, người đó sẽ thay mặt chủ thể có quyền thực hiện việc nắm giữ, chi phối tài sản. Khi chủ thể chiếm hữu tài sản vẫn là người có quyền đối với tài sản đó, thực hiện việc kiểm soát tài sản, còn thực tế nắm giữ tài sản lại là người được chủ thể ủy quyền.
Chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Chủ thể có quyền có thể là chủ sở hữu tài sản, chủ thể có quyền khác đối với với tài sản. 

2.Phân loại chiếm hữu.

Chiếm hữu không chỉ là một quyền năng của quyền sở hữu mà còn là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, vì vậy căn cứ vào chủ thể, chiếm hữu được chia thành hai loại: chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu không phải là chủ sở hữu.
Việc chủ thể không phải chủ sở hữu chiếm hữu tài sản không làm phát sinh quyền sở hữu của chủ thể đó với tài sản chiếm hữu. Trừ các trường hợp sau: Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc; Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc; Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước; Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
Chiếm hữu có vai trò quan trong trong việc xác định quyền, nghĩa vụ của chủ thể đối với tài sản chiếm hữu.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư