Chống đối, trốn tránh, trì hoãn hoặc cản trở chấp hành trong xử lý vi phạm hành chính là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:04 (GMT+7)

Khoản 12, Điều 12, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định hành vi Chống đối, trốn tránh, trì hoãn hoặc cản trở chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý,… là hành vi bị cấm

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước. Sự ra đời của pháp luật, gắn liền với sự ra đời của nhà nước, là công cụ để thực hiện quyền lực của mình, do đó, pháp luật mang tính băt buộc chung, các quy định pháp luật được dự liệu không phải cho một tổ chức hay cá nhân cụ thể mà cho tất cả các tổ chức và cá nhân có liên quan. Xuất phát từ vị trí, vai trò của nhà nước trong xã hội (tổ chức đại diện chính thức cho toàn xã hội), nên pháp luật là bắt buộc đối với tất cả, việc thực hiện pháp luật.

Sự ra đời của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và được sửa đổi, bổ sung năm 2020 trở thành một văn bản pháp lý quan trọng để giúp nhà nước thực hiện điều đó. Quy định những vấn đề chung để đảm bảo sự ổn định trong cuộc sống thường nhật của Quốc gia, đồng thời thể hiện quyền quản lý của mình thông qua việc quy định đâu là những hành vi được làm, không được phép làm và đâu là hành vi bị cấm tuyệt đối. Khoản 12, Điều 12, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định hành vi Chống đối, trốn tránh, trì hoãn hoặc cản trở chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý,… là một trong các hành vi bị cấm

Nội dung:

Khoản 12, Điều 12, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:

  • “Chống đối, trốn tránh, trì hoãn hoặc cản trở chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.”

Đây là một trong những tình tiết tăng nặng được quy định tại Điểm k, Khoản 1, Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Bản chất của trốn tránh, che giấu là không muốn người khác biết đến vi phạm của mình.

Hiện nay, vấn đề này xảy ra phổ biến trong cuộc sống và gây khó khăn cho cơ quan nhà nước về việc áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý vi phạm.

Có thể lấy dẫn chứng thực tế dưới đây:

Anh N.V.Đ. (bệnh nhân 2899) dù đã hoàn thành cách ly ở Đà Nẵng nhưng khi về nhà không thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch của địa phương. Cụ thể, trong thời gian tự cách ly tại nhà, anh Đ. vẫn tổ chức liên hoan, ăn uống và đi giao du với nhiều người.

Theo Điều 8 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định các hành vi bị nghiêm cấm, nghiêm cấm các hành vi như sau: Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật; Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật; Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm; Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm; Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này; Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Trong trường hợp Bệnh nhân COVID-19 nếu không tuân thủ biện pháp cách ly mà làm lây lan dịch bệnh cho người khác thì cá nhân, tổ chức sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự.

Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 176/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực y tế thì: người nào thực hiện che giấu hiện trạng truyền nhiễm nhóm A của bản thân hoặc người khác sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Như vậy, việc chống đối, trốn tránh, trì hoãn hoặc cản trở chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khi không được quản lý hiệu quả sẽ gây ra khó khăn trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Bản chất của quan hệ hành chính là tính chấp hành, điều hành và có sự chênh lệch giữa các bên chủ thể cho nên việc một bên ra quyết định thì bên còn lại phải tôn trọng và “chấp nhận” hậu quả do hành vi của mình làm ra.

Hiện nay, việc xử lý vi phạm hành chính đã kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm hành chính theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định, mức độ tuân thủ pháp luật và thi hành quyết định xử phạt tương đối cao; ý thức chấp hành pháp luật của người dân cũng như cơ quan, người có thẩm quyền đã được nâng lên. Tuy nhiên, tình hình vi phạm lại diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn trên các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó, xảy ra chủ yếu ở các lĩnh vực như giao thông đường bộ; an toàn trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ môi trường; an toàn thực phẩm; kinh doanh; đất đai; xây dựng. Nguyên nhân của tình hình vi phạm chủ yếu là do ý thức tuân thủ, hiểu biết về pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế và đặc biệt là việc chống đối, trốn tránh, trì hoãn hoặc cản trở chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Do người vi phạm không có việc ổn định, sự xuống cấp về đạo đức của một số bộ phận thanh thiếu niên, cùng với sự tác động của mặt trái của nền kinh tế thị trường hay một số đối tượng vi phạm vì mục đích lợi nhuận.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về pháp luật xử lý vi phạm hành chính

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư